Đôi môi là cửa sổ của sức khỏe: Hãy xem môi bạn cảnh báo bệnh gì để khắc phục sớm

Vân Hồng |

Màu sắc môi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe trong cơ thể. Quan sát sự thay đổi của môi và các giải pháp hướng dẫn sau đây giúp bạn sớm khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả.

Nhìn môi đoán bệnh: Khi màu môi thay đổi cần phải làm gì?

Theo nghiên cứu của Đông y Trung Quốc, nếu coi đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, thì đôi môi có thể được coi là cửa sổ của sức khỏe.

Khi nhìn ngắm đôi môi của bạn trong gương (khi không có son), xem màu sắc, độ bóng, kết cấu đều là những dấu hiệu phản ánh sức khỏe bên trong cơ thể, đặc biệt là vùng nội tạng.

Bình thường, đôi môi khỏe mạnh sẽ có màu đỏ hồng, sáng bóng, ẩm ướt, khô vừa phải và rất linh hoạt. Một khi bạn gặp các vấn đề về thể chất, đôi môi sẽ xuất hiện các dấu hiệu thay đổi.

Vùng da môi và các hiện tượng bệnh lý xuất hiện quanh môi nhìn ở một góc độ nào đó có thể là dấu hiệu để giải thích cho tình trạng sức khỏe khác nhau trong cơ thể. Đông y cho rằng, đôi môi như là một "phong vũ biểu" của cơ thể con người. Hãy xem màu sắc thật của môi và hướng dẫn cách chăm sóc tuyệt vời sau đây.

1. Môi trắng nhợt nhạt

Khi môi của bạn nhợt nhạt hay trắng bệch, thì bên trong cơ thể đang thiếu máu hoặc thiếu khí. Thiếu 2 yếu tố này, chúng không đủ cung cấp kịp thời lên vùng da môi, sẽ khiến cho môi không thể có màu hồng đỏ bình thường được.

Dấu hiệu đi kèm: Mệt mỏi, buồn ngủ, đau lưng, ham muốn tình dục giảm và một số các triệu chứng khác.

Đôi môi là cửa sổ của sức khỏe: Hãy xem môi bạn cảnh báo bệnh gì để khắc phục sớm - Ảnh 1.

(Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Giải pháp khắc phục: Cần tăng cường bổ sung thực phẩm để cơ thể có thể hấp thụ dinh dưỡng với năng lượng cao hơn. Không nên quá kén ăn, đừng nghĩ đến giảm cân. Hãy nhớ rằng, cuộc sống và sức khỏe quan trọng hơn việc sở hữu cơ thể mảnh mai.

Khi khí huyết không đủ thì hãy lấy việc bổ sung khí huyết làm nguyên tắc chính để điều trị. Nên ăn thêm các thực phẩm bổ khí huyết như các loại cháo dinh dưỡng, Đông y có bài thuốc quan trọng nổi tiếng là canh bát bảo gồm thục địa, đương quy, bạch truật, đảng sâm, xuyên khung, bạch thược, phục linh, cảm thảo.

Ngoài ra, nên tận dụng các phương pháp sử dụng phi dược (không dùng thuốc) của đông y như trị liệu bằng kinh lạc, thường xuyên mát xa bấm huyệt vùng đầu, mặt và chân để hỗ trợ việc bổ khí huyết.

Các huyệt quan trọng gồm huyệt quan nguyên, huyệt khí hải, huyệt túc tam lý, huyệt tam âm giao (vị trí các huyệt và cách bấm huyệt có thể tham khảo thêm ở đây).

Bên cạnh đó, hãy coi trọng việc tập thể dục để điều hòa khí huyết. Thực hiện các bài tập có phong cách nhẹ nhàng như yoga, thái cực quyền, khí công sức khỏe cũng vô cùng dễ chịu.

Đôi môi là cửa sổ của sức khỏe: Hãy xem môi bạn cảnh báo bệnh gì để khắc phục sớm - Ảnh 2.

Mát xa bấm huyệt cũng là một giải pháp để hỗ trợ bổ sung khí huyết

2. Môi có màu đỏ thiên về đỏ sẫm, đỏ tím

Dấu hiệu màu môi như vậy cho thấy tình trạng sức khỏe của bạn đang có sự dư thừa nhiệt lượng, gọi đơn giản là nóng trong, bốc hỏa.

Khi cơ thể thừa năng lượng sẽ khiến cho nhiệt tỏa ra bên ngoài nhiều hơn, môi sẽ đỏ đậm hơn, hoặc có thể thiên về đỏ tím. Trong trường hợp này, lưỡi cũng bị đỏ hồng hơn so với bình thường.

Dấu hiệu đi kèm: Đau răng, đau đầu, chóng mặt, táo bón, nước tiểu màu vàng sẫm và một số triệu chứng khác.

Đôi môi là cửa sổ của sức khỏe: Hãy xem môi bạn cảnh báo bệnh gì để khắc phục sớm - Ảnh 3.

(Hình ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Giải pháp khắc phục: Nên chú ý đến việc điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi, chế độ ăn uống cần bổ sung các loại trái cây giàu vitamin, rau củ, uống nhiều nước. Hạn chế ăn thức ăn chiên cay, ít hút thuốc và uống rượu.

Nên ăn thêm những thực phẩm có tác dụng giải nhiệt nhưng cần đảm bảo sự cân bằng. Ví dụ như cháo hạt sen có thể giải nhiệt cho tim, ăn gan lợn để giải nhiệt cho phổi, ăn cháo đậu xanh giải nhiệt cho dạ dày, ăn lê giải nhiệt cho gan, ăn cật lợn giải nhiệt cho thận.

Ăn hoa quả cũng cần chú ý, những loại trái cây bản thân chúng thuộc tính nóng thì cũng không nên ăn cùng lúc quá nhiều.

Ví dụ các loại trái cây thiên nhiệt như vải, cam, dứa, nhãn, lựu, xoài …; Các loại gia vị, đồ uống như hành tây, gừng, tỏi, rượu, ớt, hạt tiêu, thức ăn hun khói, thì nên ăn vừa phải.

Khi cơ thể đã nóng trong, nếu ăn thêm thực phẩm nóng nữa sẽ khiến chúng "bốc hỏa", sinh ra thêm nhiều nhiệt lượng, làm cho môi bị đỏ sẫm hơn.

Đôi môi là cửa sổ của sức khỏe: Hãy xem môi bạn cảnh báo bệnh gì để khắc phục sớm - Ảnh 4.

Nên bổ sung trái cây, tăng vitamin để giải nhiệt cơ thể

3. Môi thâm đen thiên hướng tím tái, xỉn màu

Khi môi của bạn chuyển sang màu tím, xanh xao hoặc thâm đen, là dấu hiệu cho biết cơ thể bạn đang mắc chứng ứ huyết và trì trệ khí. Những người khí huyết lưu thông tốt với tốc độ bình thường thì màu sắc môi sẽ không thâm tím như vậy.

Dấu hiệu đi kèm: Tức ngực, hay thở dài, ngực thỉnh thoảng ngứa ran, xuất hiện những cơn ác mộng và các dấu hiệu khác.

Đôi môi là cửa sổ của sức khỏe: Hãy xem môi bạn cảnh báo bệnh gì để khắc phục sớm - Ảnh 5.

(Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Giải pháp khắc phục: Nếu bạn là người chưa có thói quen hoặc hiếm khi tập thể dục, thì hãy bắt đầu ngay bằng việc chạy bộ chậm khoảng 30 phút mỗi ngày. Việc này hoàn toàn có thể giúp bạn thay đổi màu môi nhanh chóng.

Nên uống thêm mỗi ngày 2 thìa giấm nâu (một loại giấm truyền thống có thương hiệu nổi tiếng ở Trung Quốc). Uống giấm nâu một thời gian có tác dụng làm cho màu môi trở nên hồng hào hơn, bởi nó có vai trò thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện tâm trạng nhẹ nhàng hơn.

Đôi môi là cửa sổ của sức khỏe: Hãy xem môi bạn cảnh báo bệnh gì để khắc phục sớm - Ảnh 6.

Hãy thể dục đều đặn mỗi ngày để giảm bệnh khí huyết tắc ứ

4. Vùng da môi hình thành viền tròn màu đen

Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang bị triệu chứng dư thừa độ ẩm. Không những thế, viền môi thâm đen hơn vùng da môi còn là dấu hiệu thận, dạ dày, lá lách của bạn bắt đầu có những dấu hiệu suy nhược.

Dấu hiệu đi kèm: Chán ăn, tiêu hóa kém, vùng thân dưới nặng nề, có dấu hiệu phù nước, đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Đôi môi là cửa sổ của sức khỏe: Hãy xem môi bạn cảnh báo bệnh gì để khắc phục sớm - Ảnh 7.

(Ảnh chỉ có tính chất minh họa)

Giải pháp khắc phục: Cố gắng tránh ăn tất cả các loại đồ ngọt, chiên rán, dầu mỡ, thức ăn có chất dính, thức ăn sống - lạnh, vì những chất này có thể làm cho cơ thể của bạn sản xuất ra độ ẩm nhiều hơn.

Sau các bữa ăn không nên vội vàng nằm xuống hoặc ngủ ngay, bởi việc này sẽ trực tiếp làm cho cơ thể không tiêu hóa được thức ăn một cách thuận lợi, càng tạo ra sự dư thừa độ ẩm, tăng nguy cơ bệnh trở nên nặng hơn.

Đôi môi là cửa sổ của sức khỏe: Hãy xem môi bạn cảnh báo bệnh gì để khắc phục sớm - Ảnh 8.

Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, đồ ngọt, đồ lạnh để giảm bệnh dư ẩm

*Theo Bách khoa Danh y (TQ)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại