Zheng Sikun quê ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Vào những năm 1990, có rất ít nhà máy địa phương nên thu nhập bình quân của người dân không cao. Hầu hết dân làng đều làm nông tại nhà. Từ quê Zheng Sikun đi xe buýt lên thành phố phải mất hơn 3 giờ đồng hồ.
Năm 20 tuổi, chàng trai trẻ Zheng Sikun đến làm việc trong nhà máy phân bón hoá học ở huyện. Tuy công việc cực nhọc nhưng tháng nào cũng nhận mức lương ổn định. Sau khi kết hôn, anh vẫn tiết kiệm được chút ít từ tiền lương để đủ duy trì cuộc sống.
Khó khăn bất ngờ ập đến
Ban đầu, Zheng Sikun nghĩ rằng sẽ tiếp tục làm việc trong nhà máy phân bón cho đến khi nghỉ hưu. Nhưng đến năm 1999, do lợi nhuận kém, nhà máy phân bón đã sa thải hơn một nửa số công nhân, trong đó có Zheng Sikun.
Để duy trì chi tiêu trong gia đình, Zheng Sikun đã mở một cửa hàng quần áo, một hàng ăn nhỏ ở thị trấn quận và kéo theo một chiếc xe hàng rong bán bánh xèo ở ga tàu lửa. Dù cố gắng nhưng cạnh tranh cao nên anh không kiếm được nhiều tiền, trong khi đó chi phí gia đình ngày càng tăng, các khoản nợ dồn vào mỗi tháng khiến anh vô cùng mệt mỏi.
Vào thời điểm đó, nhiều người trong quận đã chọn đến Quảng Châu làm việc và họ có thể kiếm được vài trăm nhân dân tệ mỗi tháng. Vì vậy, Zheng Sikun quyết định đến Quảng Châu kiếm kế mưu sinh.
Quảng Châu tuy có nhiều khu công nghiệp nhưng nhiều người dân đổ về nên các nhà máy đều tuyển đủ công nhân. Có nhà máy chỉ tuyển vài trăm nhân công nhưng có đến hàng trăm người nộp đơn ứng tuyển.
Vì lúc đó đã ngoài 30 tuổi nên nhiều nhà máy đánh giá Zheng Sikun đã quá già. Vì lý do này mà những người trẻ hơn anh tìm việc dễ hơn, Zheng Sikun nộp hồ sơ khắp nơi vẫn không được nhận vào làm. Quá tuyệt vọng, anh quyết định chọn làm công việc lặt vặt ở công trường với nhiệm vụ là chuyển thép, đóng khung tre, bốc vác xi măng. Chỉ sau mấy tháng, anh đã sụt 10kg.
Cuối cùng anh tiết kiệm được hơn 3000 NDT (khoảng 10 triệu đồng). Với sự giúp đỡ cha mẹ, bạn bè, Zheng Sikun quyết định thuê một ngôi nhà nhỏ rồi bắt đầu kinh doanh đồ tái chế.
Thời gian đầu, hàng ngày, Zheng Sikun chạy quanh các khu công nghiệp, làng nghề để nhặt các loại phế phẩm. Sau đó, anh tìm đến các điểm tập kết rác thải lớn hơn để tìm phế liệu. Việc tái chế phế liệu cũng cần đầu tư một khoản vốn nhất định và tốn thời gian tìm kiếm, phân loại.
Mỗi ngày, Zheng Sikun ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng và quay trở về lúc 9 giờ tối. Anh bận rộn làm hơn 10 tiếng/ngày bởi có rất nhiều phế phẩm cần được tái chế. Bao gồm hộp nhựa, lon, sắt vụn, hộp các tông, thiết bị điện,…
Thắng lớn nhờ sự khôn khéo, tinh nhanh
Khi làm công việc này được khoảng 2 năm, Zheng Sikun mua được một chiếc xe tải nhỏ để phục vụ công việc. Thời điểm này, có nhiều nhà máy tái chế phế liệu hoạt động. Tuy nhiên, các nhà máy chỉ hợp tác với một số trạm thu gom rác quy mô lớn. Bởi vì các trạm thu gom rác quy mô lớn mới có thể hoạt động hết công suất và thu lợi nhuận cao.
Có rất xưởng tái chế quy mô nhỏ, chỉ khoảng vài chục công nhân. Khi các nhà máy đang gia công, họ thường cất giữ vật liệu trong kho, đợi đến khi vật giá leo thang mới đem bán.
Vì lý do này, Zheng Sikun quyết định hợp tác với các xưởng chế biến nhỏ. Cứ 1-2 tuần, anh sẽ đến các xưởng để thu mua vật liệu cũ. Có tuần lên đến hàng trăm kg.
Lúc đầu, một số xưởng từ chối thương thảo với Zheng Sikun. Nhưng anh vẫn kiên nhẫn lui tới, tìm cách thuyết phục. Thi thoảng dịp lễ Tết, anh sẽ biếu tặng họ nông sản quê hương, hỏi thăm tình hình kinh doanh. Lâu ngày, những xưởng tái chế nhỏ đồng ý hợp tác với anh.
Khi càng có nhiều nhà máy hợp tác, số lượng phế liệu càng tăng cao. Vì lý do này, Zheng Sikun quyết định thuê một khu nhà xưởng rộng hơn với diện tích lên 100m2. Đến năm 2005, nhận thấy giá vật đồng tăng cao nên anh đã cất tất cả số đồng đã phân loại vào kho, chứ không bán ngay. Đến năm 2008, anh kiếm được hơn 900.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng) nhờ bán vật liệu cũ.
Khi đã có một chút tiền nhất định, bố mẹ khuyên Zheng Sikun nên quay về quê mua đất xây nhà. Tuy nhiên, anh không đồng ý. Anh quyết định ra ngoại ô mua đất xây nhà. Anh nghĩ rằng dù sao Quảng Châu cũng là thành phố hạng nhất, tốc độ phát triển công nghiệp nhanh, có nhiều cơ hội làm ăn hơn ở quê. Anh cũng cho rằng nếu không ở ngoại ô, anh sẽ cho thuê căn nhà để tạo nguồn thu nhập ổn định mỗi tháng.
Vì thế, anh đã dùng hết số tiền tiết kiệm của mình để mua mảnh đất và xây một ngôi nhà 7 tầng. Sau khi ngôi nhà được xây dựng xong, gia đình anh cũng không ở đó mà vẫn sinh sống tại trung tâm thành phố Quảng Châu. Ngôi nhà được người khác thuê lại để sinh sống.
Dần dần, công nghiệp của Quảng Châu phát triển nhanh, thu nhập bình quân của người dân cũng tăng cao. Chính vì thế, tiền thuê nhà hàng năm mà Zheng Sikun cũng tăng lên đáng kể.
Sau hơn 10 năm, mặc dù công việc kinh doanh của xưởng tái chế rác thải đã ổn định nhưng chỉ có thể kiếm được hơn 100.000 NDT/năm (337,5 triệu đồng). Nhưng tiền cho thuê căn nhà mà anh nhận được lên đến hơn 400.000 NDT (khoảng 1,3 tỷ đồng). Như vậy, tổng thu nhập mỗi năm của Zheng Sikun là khoảng 1,6 tỷ đồng.
Với số tiền này, cuộc sống của anh trở nên dư dả, không còn vất vả như trước nữa. Anh cũng trích một khoản nhỏ để biếu bố mẹ ở quê. Để có được ngày hôm nay, anh thầm cảm ơn công việc thu mua phế liệu trước đây của mình. Nhờ nó mà anh mới có cơ hội đổi đời.