Một ngày làm việc của công nhân nạo vét cống ở TP HCM bắt đầu từ 7h đến 16h.
Hôm nay tới lượt chui xuống cống nạo vét của ông Văn Hữu Phích (50 tuổi). Ông đã làm công việc này được gần 30 năm. Công nhân này cho biết do đặc thù của công việc nên thường xuyên bị mẩn ngứa khắp người.
Khi mới vào làm, công nhân dùng găng tay và đồ bảo hộ. Nhưng sau một thời gian thì họ xuống cống với tay không và chân trần. Vì mang đồ bảo hộ thì vướng víu, khó làm việc. Điều này khiến công nhân dễ gặp rủi ro khi dưới cống có rất nhiều vật sắc nhọn và độc hại.
Dưới lòng cống sâu 3 mét là mùi hôi nồng nặc của bùn và chất thải. Mỗi ngày làm việc trung bình công nhân phải ngâm mình từ 3-4 giờ trong nước bẩn. Các công nhân mới vào làm sẽ không phải chui cống sâu vì không chịu nổi không khí ở dưới, dễ ngất xỉu.
Những công nhân này nạo vét khoảng 3-4 m3 bùn và rác thải một ngày.
Việc đứng dưới đường, đổ từng xô bùn thải lên xe cũng khiến các công nhân bị vắt kiệt sức dưới tiết trời nắng nóng cao điểm của Sài Gòn.
Vài phút giải lao khi di chuyển từ miệng cống này đến miệng cống khác chỉ đủ cho công nhân hút vội điếu thuốc.
Đôi bàn chân không nguyên vẹn của công nhân trong nghề móc cống.
Mỗi ngày lao động họ đều trêu đùa nhau để quên đi mệt nhọ, gắng sức làm việc.
Công việc vất vả, nhưng nụ cười luôn nở trên môi.
Tan ca lúc 16h, sau 4 giờ ngâm mình dưới làn nước đen bốc mùi nồng nặc, làn da của ông Phích bị trầy xước, ngứa ngáy khó chịu.
Họ tắm qua để cho bớt ngứa và mùi hôi, sau đó về tới nhà tắm lại một lần nữa
Các công nhân chia sẻ, sau khi chui từ cống lên tắm và giặt quần áo bằng xà bông thì không sạch, họ phải dùng nước rửa chén vì nó có nồng độ tẩy rửa cao hơn.
Sau buổi làm, tranh thủ thời gian chờ xe chở bùn thải đi đổ tại bãi rác Đa Phước, công nhân Dũng ngồi vệ sinh móng chân.
Những bàn tay chai sạn của đời công nhân móc cống.
Nhóm làm việc dọn cống tại khu chợ Nhật Tảo (Q.10), đa phần miệng cống chật chội nên công việc khó khăn gấp bội.
Len lỏi đẩy bùn được nạo vét ra khỏi khu chợ Nhật Tảo đông đúc. Mức lương của công nhân khoảng 9 triệu đồng/ tháng, vì thế giới trẻ hiện nay rất ít người chọn làm công việc này.
Nhóm công nhân của ông Dũng ai cũng trên 50 tuổi.
Theo tài xế chở bùn thải tên Thức, sau nhiều năm làm việc trong nghề này, chưa ai sống được quá 5 năm để hưởng lương sau khi về hưu vì mức độ độc hại quá lớn.