Trần Mai Ril (27 tuổi), cô gái nông dân sinh ra và lớn lên ở ấp Vịnh Gốc, xã Hưng Mỹ, Huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Năm 2013, Mai Ril rời miền quê sông nước lên TPHCM học đại học.
Năm 2017, Mai Ril tốt nghiệp đại học ngành du lịch ra trường làm việc được một thời gian thì đại dịch COVID-19 ập đến. Ở phòng trọ tránh dịch, Ril không biết làm gì ngoài việc tìm tòi trồng nấm cải thiện bữa ăn.
Ngày hết dịch, Ril về quê với khoảng 200 phôi nấm bào ngư khởi nghiệp. Kể từ đó, hàng ngàn, chục ngàn, trăm ngàn phôi nấm với hàng trăm mét vuông nhà nấm liên tục được mọc lên.
Bên cạnh bán nấm thành phẩm, Ril còn bán các phôi nấm để người dân xung quanh tự mang về nhà trồng, chăm sóc. Tận dụng những kinh nghiệm học được khi làm việc ở thành phố. Ril biến mình thành
“Ban đầu, tôi tận dụng cái nhà sau như những cái nhà kho không xài tới kê thêm các cái kệ rồi che lá lên cho mát làm vài trăm phôi…Qua thời gian cho khách hàng và lối xóm dùng thử, họ cho ý kiến là ăn ngon, giá hợp lý nên tôi quyết định làm thêm các trại”, Mai Ril chia sẻ ý tưởng khởi nghiệp.
Không dừng lại với thành công của trồng nấm thương phẩm, Mai Ril còn thử nghiệm với nấm linh chi trồng làm bonsai. Hiểu được đặc tính của nấm nên “cô nấm” đã sáng tạo ra hình dáng của nấm bằng cách tạo ra môi trường khắc nghiệt cho nấm. Từ đó nấm sinh ra nhiều
Những cây nấm lớn nhưng hình dáng không đẹp sẽ được cô chủ nấm cắt ra phơi khô, xử lý để làm những chậu bonsai nấm khô có thể lưu giữ được vài năm. Những cây nấm có dáng đẹp sẽ được chăm sóc cẩn thận và cho vào chậu để chuẩn bị xuất bán trong dịp Tết.