Phật giáo Tây Tạng (hay còn gọi là Lạt-ma giáo) ở Trung Quốc có nhiều tông phái, trong đó có thể đến 4 phái lớn gồm Nyingma, Sakya, Kagyu và Gelug. Bốn phái này còn được gọi theo màu gồm Hồng, Hoa, Trắng và Vàng dựa trên trang phục và đặc điểm kiến trúc. Trong ảnh là các lối cầu thang dẫn đến các hang động trên núi là nơi tu hành của các tu sĩ
Các thanh gỗ thường được dùng trong kiến trúc Tạng để giữ ấm về mùa Đông và hạ nhiệt vào mùa Hè
Các tu sĩ trong chùa.
Có những kiến trúc trong chùa vẫn xây dựng theo lối cổ, tức tường bằng đất.
Kiến trúc chùa Tạng đặc trưng ở tu viện Ga'er.
Kiến trúc chính của tu viện. Một trong những nét đắc sắc của ngôi chùa này là nằm trên vách đá cheo leo ở độ cao 3.700 mét so với mực nước biển. Tu viện được chia thành chùa thượng và chùa hạ. Phía Bắc là những đỉnh núi và vách đá dựng đứng với những luồng gió lạnh thổi qua, phía Nam hơi dốc nhưng ấm áp và đầy nắng. Các gian phòng trong tu viện Ga’er nằm trên sườn phía Nam của ngọn núi và kéo dần lên đến đỉnh núi.
Một chú nai con trên đường vào tu viện
Một con đại bàng vàng bay trên bầu trời gần tu viện Ga'er
Một góc tu viện Ga'er
Một ngôi làng và núi non trùng điệp ngay phía dưới tu viện Ga'er
Một nơi để tụng kinh trong chùa.
Những cánh cổng đóng kín.
Những chú nai hoang đã quá quen với người qua lại tại ngôi chùa Tạng
Nơi ở của các tu sĩ. Tu viên Ga’er đã có lịch sử gần 1 nghìn năm. Báu vật của ngôi chùa này là một cặp kinh luân cầu nguyện đặc biệt, được cho là của hồi môn của Công chúa Văn Thành khi đến Tây Tạng kết hôn với Songtsen Gampo - vị quân vương thứ 33 của người Tạng.
Tay nắm trên cửa một căn phòng ở tu viện Ga'er
Tu viện Ga'er nằm cheo leo trên vách núi
Ga’er từng bị đóng cửa vào năm 1958 và mở cửa trở lại vào năm 1982. Nơi đây có 3 vị Phật sống, 2 vị được chính phủ thừa nhận và 1 vị tự phong. Do tập tục bản địa, người ngoài không được tiếp cận các điện thờ, lầu tàng kinh, tụng kinh, cũng như khu sinh hoạt của các tu sĩ trong chùa. Người ta chỉ có thể ngắm và vãn cảnh chùa ở bên ngoài.
Tượng Phật bên ngoài tu viện
Xung quanh là bốn bề núi đá cheo leo. Do nằm giữa bốn bề vách núi, nơi đây thường xuyên có các loài động vật hoang dã lui tới, như khỉ vàng, cừu hoang Hymalaya, hươu nai, linh dương, chó sói, báo tuyết hay đại bàng vàng. Theo thời gian, các tu sĩ ở đây dần trở thành những người bạn của các loài động vật trên núi. Đây cũng là một nét cảnh quan thiên nhiên độc đáo của tu viện Ga’er
Những bức tượng Phật trong khuôn viên chùa