Doanh số bán vũ khí của Mỹ tăng 80% giữa phong tỏa và bạo loạn

Hải Vân |

Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump đe dọa dùng quân đội để đối phó với các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp đất nước và trước mối lo làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 lây lan, doanh số bán súng tại Mỹ đã chứng kiến sự gia tăng đột biến chưa từng có tiền lệ.

Theo đài Sputnik (Nga), Công ty nghiên cứu tư nhân Small Arms Analytics and Forecasting gần đây ước tính rằng hơn 1,7 triệu khẩu súng đã được các nhà phân phối Mỹ bán ra trong tháng 5, tăng 80% so với hồi tháng 5/2019.

“Một lần nữa, doanh số bán vũ khí đã tăng vọt theo cách chưa từng thấy”, ông Jurgen Brauer, nhà kinh tế trưởng của công ty cho biết.

Ông James Zimmerman, chủ sở hữu và Giám đốc của Selway Armory tại thành phố Missoula, bang Montana, tiết lộ trong 60 ngày qua, ít nhất 2/3 số lượng súng được bán cho những chủ sở hữu và những người mua súng lần đầu.

Do không sử dụng vũ khí, người đàn ông người Mỹ gốc Phi George Floyd đã bị giết hại tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, vào hôm 25/5. Ông Zimmerman cho rằng một phần sự gia tăng nhu cầu sở hữu vũ khí là do tình trạng bạo động và an ninh không đảm bảo gần đây liên quan đến vụ việc này.

“Mọi người đều lo lắng cho sự an toàn của mình. Họ cảm thấy rằng chính phủ không thể bảo vệ mình mọi lúc”, ông nói và tiết lộ súng ngắn 9 mm là loại súng nhiều người lựa chọn nhất.

Tuy nhiên, nguyên nhân của sự gia tăng nhu cầu mua vũ khí dường như còn được xác định bởi nhiều vấn đề khác trên toàn quốc.

Hồi tháng 4, Trường Y tế Công cộng John Hopkins Bloomberg đã nhấn mạnh rằng Hệ thống kiểm tra Lý lịch hình sự Tức thời Quốc gia (NICS) đã thực hiện kiểm tra cho tổng cộng 6.543.155 người mua vũ khí trong tháng 2 và tháng 3 - tăng 1,8 triệu so với cùng kỳ năm 2019.

Ngoài ra, 1.197.788 đợt kiểm tra lý lịch đã được thực hiện trong khoảng thời gian từ 16/3 đến 22/3. Đây là lượng hồ sơ nhiều nhất trong một tuần kể từ khi NICS bắt đầu nhiệm vụ của mình từ năm 1998, báo cáo ghi nhận.

Doanh số bán vũ khí của Mỹ tăng 80% giữa phong tỏa và bạo loạn - Ảnh 1.

Một người biểu tình công khai mang theo một khẩu súng lục trong cuộc biểu tình chống lại Thống đốc Delkn John Carney, người đã điều động lực lượng Vệ binh Quốc gia để truy tìm dấu vết người mắc bệnh trong đại dịch COVID-19 tại Wilmington, Delwar, Mỹ. Ảnh: Reuters

Kiểm tra lý lịch không biểu thị doanh số bán vũ khí, tuy nhiên chúng được xem như thước đo nhu cầu sở hữu vũ khí. Báo cáo của Johns Hopkins cũng lưu ý rằng sự gia tăng nhu cầu sử dụng vũ khí có thể dẫn đến hậu quả chết người, đặc biệt đối với các nạn nhân của vấn nạn lạm dụng và những người có ý định tự tử.

“Những người lạm dụng rất thích kiểm soát. Họ sẽ cảm thấy ít bị kiểm soát hơn nếu mất việc hoặc không có thu nhập trong gia đình”, ông Daniel Webster, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách súng đạn của Trường Y tế Công Cộng John Hopkins Bloomberg, cho biết.

Trong khi doanh nghiệp kinh doanh mong muốn nhu cầu sử dụng súng sẽ tăng cao thì Larry Hyatt, chủ sở hữu Hyatt Guns ở thành phố Charlotte, Bắc Carolina, cho biết nhu cầu gần đây thực sự gây áp lực cho các kho hàng và khiến các nhà cung cấp căng thẳng.

Khi một số cuộc biểu tình nổ ra sau cái chết của George Floyd đã biến thành bạo loạn, người biểu tình quá khích đốt xe cộ, đập phá và cướp bóc cửa hàng, từ hôm 31/5, Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ đã được đặt ở trạng thái cảnh báo cao độ ở 15 tiểu bang và Washington DC.

Tình trạng bất ổn cũng khiến cảnh sát trưởng hạt Polk, bang Florida, Grady Judd, khuyến khích cư dân sử dụng súng trong trường hợp bị cướp bóc bạo lực hoặc có người cố gắng đột nhập vào nhà của họ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại