img

Trong một chuyến đi Hoa Kỳ, tại tầng cao khách sạn đối diện Universal Studios (khu phức hợp giữa phim trường và công viên giải trí danh tiếng nhất Hollywood), ông Lê Anh (Giám đốc Phát triển bền vững DUYTAN Recycling) bất ngờ thấy chai nước của đối tác lớn, doanh nghiệp mỗi năm mua hàng chục nghìn tấn hạt nhựa của DUYTAN.

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 1.

"Rất có thể, rác thải nhựa của Việt Nam đã có mặt ở Hoa Kỳ trong một hình dáng khác", ông Lê Anh khẳng định. Tái sinh nhựa từ rác thải, thổi cho chúng sức sống trong một vòng đời mới và xuất khẩu đến nước giàu nhất thế giới, ông Lê Anh miêu tả đó là hành trình vượt ngàn chông gai mà DUYTAN đã đi qua.

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 2.

Có nhiều người nói tái chế rác thải nhựa là một trong những ngành công nghiệp nhiều thử thách nhất thế giới. Là giám đốc phát triển bền vững của doanh nghiệp tái chế nhựa hàng đầu Việt Nam, ông nghĩ sao về nhận định này?

Ông Lê Anh: Như bạn biết, tái chế nhựa không phải là ngành mới mẻ mà nó đã có lịch sử lâu đời, từ thời ông bà mình vẫn lượm ve chai, bán cho những người mua phế liệu. Nhưng đó là tái chế làng nghề theo phương thức truyền thống gây ô nhiễm môi trường, và sản phẩm có chất lượng thấp.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố năm 2022, mỗi năm, nước ta xả thải khoảng 3,1 triệu tấn rác thải nhựa trên đất liền và lượng chất thải đổ ra đại dương từ 0,28 đến 0,73 triệu tấn. Việt Nam là một trong những nguồn phát thải nhựa lớn nhất thế giới. Và DUYTAN Recycling rất trăn trở vì điều này. Chúng ta sẽ để lại gì cho con cháu mai sau? Ngoài giá trị vật chất, tinh thần thì còn một núi rác thải nhựa?

Nhựa từng được xem là phát minh vĩ đại, đã có lịch sử khoảng 200 năm và rất tiện dụng đến nỗi cực kỳ khó thay thế. Chính vì vậy, thế giới bây giờ chưa thể tẩy chay nhựa mà họ nói nhiều đến 3 chữ R, Reduce, Reuse, Recycle, trong đó Recycle là quan trọng nhất vì nó giúp tái tạo vòng tuần hoàn. DUYTAN Recycling làm nhựa tái chế chính là muốn góp phần làm giảm sự lo ngại về nhựa… Và chuyện đó, như bạn thấy, cực kỳ khó khăn.

Thách thức lớn nhất là xây dựng mạng lưới thu gom. Khi chúng tôi tiếp cận các đại lý, họ đã làm 3-4 đời nghề này rồi và người ta hỏi tại sao phải thay đổi, tại sao phải cung cấp cho chúng tôi? Họ nói, dù chúng tôi sẽ tái chế nhựa bằng công nghệ hiện đại, chất lượng cao, không ô nhiễm… thì điều đó có ảnh hưởng trực tiếp gì tới họ?

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 3.

Ngay cả khi chúng tôi tặng cho họ chiếc smartphone để ghi nhận thông tin thì họ cũng nói "ôi tôi không cần, tôi ghi giấy quen rồi"... Người dân cũng không muốn ký một cam kết nào hết, họ nói được giá sẽ bán… Chúng tôi phải chứng minh cho họ thấy khi làm việc với DUYTAN Recycling, họ sẽ được lợi gì (được đào tạo, huấn luyện kỹ năng mới giúp thu gom, phân loại hiệu quả hơn, được thu mua với giá tốt, ổn định…) và dần dần, họ mới đồng ý. Việc này phải rất kiên trì, không thể ngày một ngày hai.

Khởi đầu với 100-200 đơn vị, hiện tại, chúng tôi đã xây dựng mạng lưới thu gom gồm khoảng 3.000 đại lý, chủ yếu ở phía Nam.

Khó khăn thứ hai là tỷ lệ hao hụt của nguyên liệu đầu vào hiện nay rất lớn. Vì rác thải nhựa đã không được phân loại tốt tại nguồn, nên thường lẫn nhiều chất bẩn. Khi tới nhà máy, xử lý phân loại và làm sạch xong, cứ 100 tấn, chúng tôi chỉ dùng được khoảng 60-65 tấn. Điều này trực tiếp đẩy giá thành phẩm tăng cao, khiến nhựa tái chế ở Việt Nam trung bình cao hơn khoảng 35% so với nhựa nguyên sinh. Chi phí đắt đỏ là rào cản lớn!

Tất nhiên, DUYTAN Recycling với lợi thế là doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái DUYTAN đã có thâm niên trong ngành nhựa lâu năm, chúng tôi không quá khó khi tìm kiếm khách hàng và thị trường xuất khẩu. So với thế giới, nhựa tái chế của Việt Nam vẫn rẻ hơn. Nhưng nếu có thể phân loại rác tốt hơn, giảm hao hụt cho các nhà máy tái chế, tôi chắc chắn, giá bán nhựa thành phẩm sẽ hạ thấp hơn rất nhiều, trở thành lợi thế quan trọng thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này sang các nước.

Về câu hỏi tái chế nhựa có khó không thì tôi khẳng định, khi đã qua công đoạn thu gom, phân loại và làm sạch thì chuyện đó không quá khó với dây chuyền hiện đại. Nếu chai nhựa được thiết kế thân thiện cho việc tái chế, chúng tôi sẽ xử lý được ngay, thậm chí còn tách màu nữa.

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 4.

Bên cạnh những khó khăn trong bản thân ngành tái chế nhựa, tôi biết các ông còn phải đối mặt với thách thức rất lớn khác là sự hoài nghi của dư luận bởi vì, cho đến bây giờ, nhiều người vẫn nghĩ nhựa tái chế là thứ… không tốt…

Ông Lê Anh: Đúng, và đó là lý do khoảng 80% khách hàng của chúng tôi tại Việt Nam không dám công khai đã sử dụng nhựa tái chế trên bao bì sản phẩm. Họ chỉ để thông điệp "hãy tái chế tôi", còn thông điệp về hàm lượng nhựa tái chế thì chỉ có khoảng 20% đơn vị dám nói.

Tôi thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam rất yêu môi trường và cũng muốn đóng góp. Họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền hơn để mua nhựa tái chế. Nhưng nếu cung cấp thông tin mà làm mất khách hàng, giảm doanh thu thì đâu ai muốn. Dĩ nhiên chuyện này sẽ thay đổi nhưng nó không nhanh được. Hiện tại, người dân ở thành phố có thể chấp nhận, nhưng 80% dân số Việt Nam sinh sống ở các vùng nông thôn và nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về nhựa tái chế.

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 5.

Đó là ở Việt Nam, còn trên thế giới thì sao? Sản phẩm dùng nhựa tái chế có gặp rào cản nào ở các nước phát triển, nơi các quy định về bảo vệ người tiêu dùng rất khắt khe và một số tổ chức bảo vệ môi trường có quan điểm trái chiều về nhựa tái chế?

Ông Lê Anh: Tôi thấy ở Hoa Kỳ, sản phẩm dùng nhựa tái chế được siêu thị ưu tiên đặt ở vị trí đẹp và chữ tái chế in rất to như niềm tự hào lớn. Chai nhựa ở Âu, Hoa Kỳ được tái chế nhiều lần đến nỗi chuyển màu nâu hoặc đen. Trong khi đó, chai nhựa của Việt Nam được tái chế ở những nước đầu nên rất trong và đẹp.

Ở Na Uy, hơn 90% rác thải nhựa được tái chế. Cùng một khối lượng nguyên liệu, người Na Uy có thể tái sử dụng đến hơn 50 lần. Đó thực sự là con số khiến thế giới kiêng nể.

Và chắc bạn cũng đã nghe kể về những câu chuyện ở Nhật Bản, rằng nếu ai đó vứt chai nhựa ra đường thì người đi sau sẽ nhặt lấy. Trên đường phố Nhật Bản, thùng rác không thường xuyên xuất hiện. Người dân phải bỏ rác vào túi, mang về nhà hoặc tới khu quy định để phân loại. Họ phân loại cực kỳ tốt! Ví dụ, một chai nhựa sẽ được bỏ vào 4 thùng rác khác nhau, một thùng chứa nước thải, một thùng tách nắp, một thùng tách nhãn và một thùng đựng thân. Trước khi vứt rác, họ rửa sạch. Người Nhật tư duy: tiền của bạn thì rác cũng của bạn. Điều đó đã góp phần đưa đất nước mặt trời mọc, từ quốc gia chịu ô nhiễm vì sự phát triển nóng của công nghiệp - đã trở thành hình mẫu bảo vệ môi trường khiến cả thế giới phải ngước nhìn.

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 6.

Những câu chuyện điển hình đó, liệu đã đủ làm chúng ta tin tưởng? Nếu nhựa tái chế không thực sự tốt, vì sao các nước tiến bộ nhất thế giới lại phải làm như thế? Có một điều mà tôi muốn nói là chúng tôi đã nghiên cứu từ 2016 mà phải đến 2019 mới chốt được công nghệ. Hiện nay, máy móc tái chế nhựa trên thế giới rất đắt hàng. Vì thế, để xây dựng một nhà máy tái chế không dễ và phải mất từ 1-2 năm.

Chính phủ Việt Nam cũng đang thúc đẩy nhựa tái chế thông qua quy định EPR (yêu cầu các doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tài chính và/hoặc trách nhiệm quản lý về xử lý chất thải của các sản phẩm họ sản xuất ra). Chắc chắn, Bộ Tài nguyên Môi trường cũng phải nghiên cứu rất kỹ khi cấp phép, khuyến khích và theo sát các doanh nghiệp tái chế như DUYTAN Recycling…

Sản phẩm của chúng tôi đã xuất khẩu từ 2019, khoảng 40.000 tấn hạt nhựa tương đương 3 tỷ chai đến hơn 10 nước trên thế giới, nhưng không một lời phản ánh nào về chất lượng. Hàng nghìn container đã nối nhau rời cảng nhưng chưa có chuyến hàng nào trúc trắc…

Với công nghệ "bottle to bottle" mà DUYTAN đang áp dụng hiện nay, thành phẩm sẽ giữ nguyên lý hoá tính, tương đương nhựa nguyên sinh. Chính vì thế, nhựa của chúng tôi vẫn dùng cho thực phẩm, bao gồm cả nước uống, hoá mỹ phẩm và đạt các chứng chỉ quốc tế.

Sự thật đúng như bạn nói: Những nghi ngại xuất phát từ thiếu thông tin đã khiến nhiều khách hàng cuối e ngại, và đó cũng là rào cản thách thức ngành công nghiệp này phát triển mạnh hơn nữa.

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 7.

Các ông khẳng định việc tái chế nhựa của mình đạt "3 Không": Không chất thải, không nước thải và không khí thải. DUYTAN Recycling làm thế nào đạt được điều đó?

Ông Lê Anh: Chúng tôi xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn. Ví dụ, 80% nước thải được tái sử dụng và đưa vào quá trình sản xuất theo kiểu tuần hoàn nước nhờ hệ thống xử lý nước thải công suất lên đến 900 m3/ngày đêm. 20% nước còn lại sau khi xử lý sẽ được dùng để bài trí cảnh quan, dễ thấy như hồ cá koi rất đẹp nằm ngay kế bên khu xử lý nước thải.

Khí thải cũng được xử lý bằng những công nghệ tiên tiến bậc nhất. Còn đối với những phế liệu nhựa không đáp ứng tiêu chuẩn để đưa vào dây chuyền "chai ra chai - bottle to bottle", DUYTAN Recycling sử dụng làm đầu vào cho những loại nhựa tái sinh có chất lượng thấp hơn như pallet đóng hàng hay sợi vải nhựa, hoặc chuyển giao cho các đơn vị chuyên trách theo hướng chọn lọc kỹ.

Ở các khâu sản xuất, vận chuyển hàng hoá…, chúng tôi rất chú trọng vấn đề giảm thải carbon, ví dụ xe trong nhà máy thì ưu tiên xe điện… Nếu bạn đến thăm nhà máy sẽ thấy nó rất xanh, hoàn toàn trái ngược với nỗi lo lắng mà nhiều người đặt ra.

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 8.

Với một mô hình thú vị như thế, DUYTAN Recycling khi đi ra thế giới sẽ có vị thế như thế nào?

Ông Lê Anh: Theo tôi biết, thế giới nếu đếm chắc chỉ khoảng mấy chục đơn vị làm được như DUYTAN Recycling. Có nghĩa, chúng tôi ở hạng điểm danh được rồi đó (cười)! Quy mô khu vực, chúng tôi được xem là công ty tái chế nhựa hàng đầu.

Khi thâm nhập lĩnh vực này, chúng tôi chọn mua công nghệ từ Áo. Có rất nhiều đối tác uy tín, nhưng chúng tôi lựa công ty đó vì họ giống như người khổng lồ. Sử dụng máy móc của họ có thể làm ra nhựa tái chế chất lượng cao, xuất khẩu vào Hoa Kỳ và các thị trường khó tính nhất thế giới. Khi bán hàng, chúng tôi cũng đồng hành với đối tác hàng đầu như: Ajinomoto, Coca-Cola, Nestle, La Vie, Suntory Pepsico, Unilever… Đó là chiến lược đứng trên vai người khổng lồ và đi cùng người khổng lồ để bứt tốc và nhanh chóng thành công.

Trên Fox News có bài báo lý giải vì sao DUYTAN Recycling lại thành công và tôi rất đồng tình. Đó là công ty được thừa hưởng nghề làm nhựa từ tập đoàn, có đội ngũ R&D giỏi từ ngành nhựa, có nền tảng tài chính tốt và sự quyết tâm.

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 9.

Hiện nay, DUYTAN Recycling là điểm đến không thể bỏ qua của các doanh nghiệp FDI, các Đại sứ, quan chức nước ngoài… khi đến thăm Việt Nam. Đó là cơ hội lớn mà chúng tôi đón sóng được. Ví dụ, chủ tịch Tập đoàn Unilever qua đây, họ mời gặp có 2 doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có DUYTAN Recycling. Hay một quan chức rất lớn của Hoa Kỳ hẹn gặp có 3 công ty Việt Nam và trong đó có chúng tôi. DUYTAN Recycling có mặt không phải vì chúng tôi lớn nhất mà vì chúng tôi là đơn vị xanh, có đóng góp thực tế cho môi trường…

Có một vị chủ tịch công ty FMCG lớn hàng đầu thế giới và trước nay chưa dùng sản phẩm của chúng tôi đã tới thăm trực tiếp nhà máy. Sau đó, ông vỗ vai tôi, nói: Cố gắng lên, chắc chắn chúng tôi sẽ giúp tăng sản lượng DUYTAN Recycling lên rất nhiều, gấp vài lần hiện tại.

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 10.

Với vị thế tốt như vậy, ngoài công việc sản xuất kinh doanh, DUYTAN Recycling đóng góp như thế nào trong việc thay đổi nhận thức cộng đồng để góp phần thúc đẩy cuộc cách mạng tuần hoàn nhựa?

Ông Lê Anh: Chúng tôi thường đi chung với Hiệp hội, với các nhãn hàng để truyền thông, giúp mọi người hiểu đúng về nhựa tái chế…

Ví dụ, năm rồi, cùng với Unilever, chúng tôi tổ chức chương trình tri ân những lao động trực tiếp thu gom. Chúng tôi tặng họ dụng cụ lao động, ví dụ găng tay, ủng, những phần quà và bảo hiểm y tế trong vòng 1 năm… Dự án tiếp cận khoảng 500 người thu gom trực tiếp.

Nói ra có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên nhưng sự thật, nhiều cô chú không quen, không muốn đi sự kiện vì sợ mất buổi làm. Khi chúng tôi thuyết phục và làm tốt thì họ quen hơn và các anh chị ở Unilever tổ chức chương trình này rất hay.

Là một doanh nghiệp chú trọng tới kinh tế tuần hoàn, DUYTAN Recycling thực hiện ESG như thế nào?

Ông Lê Anh: Về chữ E thì tôi cũng đã nói nhiều rồi đúng không. Với chữ S, chúng tôi có các hoạt động chung với những brand hàng đầu để truyền thông về nhận thức cộng đồng, hướng dẫn mọi người phân loại rác tại nguồn, các dự án đổi rác lấy quà và các chương trình tri ân lực lượng thu gom…

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 11.

Dĩ nhiên để xuất hàng sang Hoa Kỳ, EU, chúng tôi phải chăm sóc tốt cho lực lượng lao động và rất chú trọng vấn đề con người. Công ty đạt chứng chỉ SA8000 (hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, do tổ chức uy tín thế giới Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát).

Về chữ G, doanh nghiệp đã làm rất tốt để có lãi, từ đó chi trả tốt cho lao động, đào tạo đội ngũ, thu hút chuyên gia ở các công ty hàng đầu… Hiện tại, công ty chỉ có 515 người, khá tinh gọn so với quy mô sản xuất.

Như tôi vừa nói, những gì DUYTAN Recycling đạt được hôm nay là nhờ đội ngũ giỏi. Chúng tôi có chính sách rất tốt cho nhân sự. Nhiều người đã gắn bó với công ty từ lúc mới ra trường, ví dụ bạn Giám đốc điều hành, GĐ kỹ thuật… Và những nhân sự được công ty đào tạo thường gắn kết rất cao, xem nơi làm việc như nhà của mình. Đây cũng là văn hoá chung của tập đoàn khi mà DUYTAN thâm niên 37 năm thì rất nhiều người đã làm 35 năm rồi…

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 12.

Dĩ nhiên để xuất hàng sang Hoa Kỳ, EU, chúng tôi phải chăm sóc tốt cho lực lượng lao động và rất chú trọng vấn đề con người. Công ty đạt chứng chỉ SA8000 (hệ thống các tiêu chuẩn trách nhiệm giải trình xã hội để hoàn thiện các điều kiện làm việc cho người lao động tại các doanh nghiệp, do tổ chức uy tín thế giới Social Accountability International (SAI) phát triển và giám sát).

Về chữ G, doanh nghiệp đã làm rất tốt để có lãi, từ đó chi trả tốt cho lao động, đào tạo đội ngũ, thu hút chuyên gia ở các công ty hàng đầu… Hiện tại, công ty chỉ có 515 người, khá tinh gọn so với quy mô sản xuất.

Như tôi vừa nói, những gì DUYTAN Recycling đạt được hôm nay là nhờ đội ngũ giỏi. Chúng tôi có chính sách rất tốt cho nhân sự. Nhiều người đã gắn bó với công ty từ lúc mới ra trường, ví dụ bạn Giám đốc điều hành, GĐ kỹ thuật… Và những nhân sự được công ty đào tạo thường gắn kết rất cao, xem nơi làm việc như nhà của mình. Đây cũng là văn hoá chung của tập đoàn khi mà DUYTAN thâm niên 37 năm thì rất nhiều người đã làm 35 năm rồi…

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 13.

Xây dựng nền tảng tốt như vậy, DUYTAN Recycling sẽ như thế nào trong 5-10 năm tới?

Ông Lê Anh: Hiện nay, chúng tôi thu gom 180 tấn rác thải nhựa/ ngày, tương đương 14 triệu chai nhựa và nếu xếp hàng dọc thì nó dài tới 840km. Trong năm 2023, DUYTAN Recycling đã thu gom và tái chế được 30.800 tấn rác thải nhựa, tương đương 2,4 tỷ chai nhựa.

Khi DUYTAN Recycling làm tốt việc tái chế, chúng tôi không chỉ đóng góp cho nền kinh tế mà còn góp phần giúp đất nước xây dựng hình ảnh đẹp. Sắp tới, tôi sẽ đi rất nhiều nước như Thái Lan, Malaysia, Singapore… để nói về nhựa tái chế. Đó là niềm tự hào vì ngoài kinh doanh, công ty còn góp phần bảo vệ môi trường và giúp xây dựng hình ảnh Việt Nam tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế.

Đến hết năm sau, chúng tôi sẽ đạt tối đa công suất 100.000 tấn, tương đương 7 tỷ chai. Đây là con số khổng lồ vì công ty lớn nhất thế giới hiện nay mới đạt 200.000 tấn/ năm. Dù vậy, công ty vẫn nỗ lực mở rộng thị phần và nâng cao năng suất.

Theo tôi, càng tái chế nhựa nhiều và làm tốt công việc của mình thì đó chính là đóng góp lớn mà chúng tôi có thể góp phần giúp Việt Nam tuần hoàn kinh tế, thúc đẩy phát triển bền vững trong khi vẫn bảo vệ môi trường.

Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo" tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West , Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:

1. Ra mắt ấn phẩm "Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam" – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.

2. Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:

PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.

Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.

Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực

Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TpHCM, Tiktok

Gala trao giải Human Act Prize 2024 diễn ra ngày 14/12 tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội sẽ vinh danh các dự án, ý tưởng xuất sắc, những hành động vì cộng đồng đã và đang truyền cảm hứng cống hiến, dấn thân vì một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!

Website chính thức: https://humanactprize.org

Fanpage: https://www.facebook.com/HumanActPrize

Doanh nghiệp Việt top đầu Đông Nam Á trong lĩnh vực đầy thử thách và cuộc chinh phục 840km chai nhựa mỗi ngày - Ảnh 15.

Han