Doanh nghiệp dệt may chạy đua sản xuất khẩu trang

Phạm Tuyên |

Ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, hai đơn vị thành viên là Công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân và Công ty May Đồng Nai đang đẩy mạnh sản xuất vải dệt kim kháng khuẩn và vải không dệt kháng khuẩn để sản xuất khẩu trang phục vụ nhu cầu phòng chống dịch corona. Nhiều doanh nghiệp dệt may khác cũng cho biết, sẽ có hàng triệu khẩu trang được đưa ra thị trường những ngày tới.

Để giảm bớt áp lực về thiếu khẩu trang trên thị trường, theo ông Nguyễn Tiến Trường, các công ty may thuộc tập đoàn sẽ lấy nguồn vải từ Công ty TNHH Dệt kim Đông Xuân và Công ty May Đồng Nai và tập trung sản xuất khẩu trang cung ứng tại chỗ ở các địa phương.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Vinatex, việc đáp ứng ngay nhu cầu trong nước và xuất khẩu sẽ cần thời gian để doanh nghiệp sắp xếp dây chuyền và triển khai công nghệ, do khẩu trang không phải mặt hàng sản xuất thường xuyên của các doanh nghiệp này. Lãnh đạo Vinatex cho biết, số lượng vải dệt kim kháng khuẩn đủ để sản xuất ra 300-400 ngàn khẩu trang/ngày, đồng thời cam kết sẽ công khai giá vải, giá bán trên thị trường.

Ông Đào Đình Khoa, Giám đốc Công ty CP Tanaphar cho biết, công ty đang sản xuất hai loại khẩu trang thường và khẩu trang tiệt trùng. Trong đợt cao điểm phòng, chống dịch corona, công ty đã huy động tối đa công suất dây chuyền thiết bị và toàn bộ nhân lực làm việc 24/24 giờ/ngày và có thể sản xuất sản suất khoảng 50.0000- 60.000 sản phẩm khẩu trang y tế/ngày nhằm đảm bảo đáp ứng tối đa nhu cầu khẩu trang phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.

Ông Khoa cũng cho biết, các sản phẩm của công ty được cung ứng ra thị trường với giá bán được niêm yết rõ ràng và không tăng giá so với thời điểm trước khi có dịch. Ông Khoa cũng cho biết, công ty chỉ còn lượng màng lọc kháng khuẩn rất hạn chế, trong khi đó, các nguồn nhập khẩu từ nhiều quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…) đang gặp khó khăn do hầu hết các quốc gia này đang siết chặt hoạt động xuất khẩu loại nguyên liệu này.

Giám đốc Công ty CP Dược phẩm Đại Uy, ông Lê Xuân Hiền cho biết, đơn vị hiện có hai dây chuyền sản xuất khẩu trang y tế khá hiện đại với công suất tối đa lên đến 100 nghìn sản phẩm/ngày. Công ty đã huy động tối đa công suất dây chuyền và nhân lực để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, hiện công ty chỉ còn khoảng 300 kg vải lọc kháng khuẩn, tương ứng với khoảng 1,1 triệu sản phẩm khẩu trang thành phẩm. Đại diện nhiều doanh nghiệp dệt may cũng cho biết, giá nguyên phụ liệu sản xuất khẩu trang y tế đã tăng khá mạnh so với cách đây 1 tháng.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, ông Trần Thanh Hải cho biết, hiện một số quốc gia đã cấm xuất khẩu sản phẩm y tế song vẫn cho phép xuất khẩu nguyên vật liệu sản xuất, trong đó có nguyên liệu sản xuất khẩu trang y tế. Do đó, cùng với Cục Công nghiệp, Cục Xuất nhập khẩu sẽ chủ động tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu, đồng thời tham mưu cho lãnh đạo Bộ Công Thương chỉ đạo các Thương vụ và Tham tán thương mại Việt Nam tại nước ngoài tìm kiếm đối tác cung cấp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguyên liệu sản xuất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại