Suy luận là một môn khoa học
Sherlock Holmes là nhân vật hư cấu vô cùng nổi tiếng đến nỗi nhiều câu lạc bộ hâm mộ được lập ra và có bảo tàng riêng. Ảnh Internet.
Nếu là fan của thể loại trinh thám - hình sự thì hẳn bạn đã quá quen thuộc với nhân vật thám tử Sherlock Holmes với khả năng suy luận siêu phàm, giúp ông phá những vụ án vô cùng nan giải.
Ngay từ lần đầu gặp gỡ với người bạn cùng phòng và sau này là người đồng hành cùng ông, bác sĩ Watson. Sherlock Holmes đã khiến Watson phải kinh ngạc với khả năng quan sát và suy luận logic của mình.
Trong tập Chiếc nhẫn tình cờ Holmes có viết một tiểu luận nghiên cứu về khoa học suy luận:
"Từ một giọt nước, một người suy luận logic có thể nêu được khả năng đó là một giọt nước Đại Tây Dương hay một giọt nước từ thác Niagara"
Phương pháp suy luận của Holmes thường là đi từ những chứng cứ quan sát được đến ý nghĩa của những chứng cứ đó, tức là "Nếu có A thì có B",
Khoa học suy luận của ông là:
1. Tôi quan sát mọi thứ.
2. Từ những gì quan sát được. Tôi suy luận ra mọi thứ.
3. Sau khi loại bỏ những điều không thể, thứ còn lại, dù trông có điên rồ đến đâu chăng nữa, cũng là sự thật.
“Như tất cả mọi khoa học khác: Suy đoán và phân tích, là một khoa học mà ta chỉ có thể làm chủ sau một quán trình nghiên cứu lâu dài, bền bỉ.” Sherlock Holmes.
Ông xem đây như một môn khoa học đích thực mà để tiếp cận với môn khoa học này ta phải nắm rõ được định nghĩa của các phương pháp:
1. Quan sát
Sherlock Holmes đã phá những vụ án hóc búa nhất từ phương pháp suy luận khoa học của chính mình. Ảnh Internet.
“Người mới đi vào lĩnh vực này nên bắt đầu bằng những vấn đề sơ đẳng: Gặp bất kỳ ai, chỉ bằng vào sự quan sát, ta hãy cố tìm hiểu tiểu sử, nghề nghiệp của người ấy.
Tuy có vẻ ấu trĩ, nhưng thực ra sự tập luyện này rèn giũa các khả năng quan sát của ta và nó dạy cho ta biết ta cần phải nhìn vào đâu và phải tìm kiếm cái gì.
Móng tay, những vết chai ở ngón trỏ và ngón cái, ống tay áo, đầu gối quần, dáng đi, cách đứng đều là những thứ nói lên nghề nghiệp của một con người”, Sherlock Holmes.
Leonardor da Vinci từng nói: "Mọi người nhìn mà không thấy, nghe mà không hiểu,...". Hầu như chúng ta mới chỉ sử dụng giác quan mà không nắm bắt được ý nghĩa của sự vật hiện tượng.
“Quan sát” không phải là “nhìn thấy”. Quan sát là quá trình phân tích thông tin, cho ta ý nghĩa bản chất của những gì mà ta "nhìn thấy" - nghĩa là ở một cấp độ cao hơn "nhìn thấy".
Như vậy, “quan sát” là việc hiểu ý nghĩa của những thứ nhìn thấy được. Và để làm được điều này, ta luôn phải vận dụng trí óc vào những thứ ta “nhìn thấy”.
2. Suy luận
Suy luận là quá trình xử lý những thông tin thu thập được thông qua sự liên hệ, tổng hợp các phán đoán để rút ra các phán đoán mới. (Từ A suy ra B).
Quá trình “suy luận” đòi hỏi phải thông qua Logic, lấy Logic làm cơ sở để tránh những “suy luận cảm tính”, thiếu căn cứ, thiếu chính xác.
3. Loại bỏ những thứ không thể để tìm ra thứ sự thật
Loại suy giúp tìm ra đáp án cuối cùng dù có vẻ vô lý. Ảnh minh họa.
Có rất nhiều trường hợp có thể xảy ra và cùng dẫn đến một kết quả nào đó (nhiều nguyên nhân cho ra cùng một kết quả). Nhưng chỉ có một nguyên nhân thật sự, do đó cần liệt kê tất cả và loại bỏ cái không thể.
Bằng cách loại suy, cái còn lại dù có vô lý tới mức nào cũng chính là sự thật.
Đoán nghề nghiệp qua ngón tay như Sherlock Holmes
Trong những câu chuyện của bác sỹ Waston kể lại, chúng ta có một cái nhìn khách quan về những suy luận tuyệt vời mà thoạt đầu nghe có vẻ rất "thần thánh" của Sherlock Holmes.
Chỉ sau khi chính Sherlock Holmes tường thuật lại quá trình tư duy, suy luận của mình từ những thứ quan sát được, chúng ta mới ngã ngửa vì sự đơn giản tưởng như ai cũng có thể nghĩ ra được.
Bàn tay là công cụ lao động tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho con người, là bộ phận hoạt động phổ biến và nhiều nhất khi lao động do đó những dấu vết để lại sẽ nói lên nhiều điều về công việc của người đó.
Sau đây là những suy luận đúc kết từ chính Sherlock Holmes đã xuất hiện trong truyện:
1. Ngón cái có vết chai: đây là đặc trưng của vận động viên bowling vì khi đẩy bóng phải dồn hết sức vào ngón tay cái, thậm chí móng tay cái của 1 số người cũng rất cứng.
2. Gốc ngón tay và ngón cái có vết chai: Vết chai này thường thấy ở những người làm một công việc thường phải cầm một loại gậy chuyên dụng nào đó. Ví dụ như thợ là quần áo hoặc thợ xây…
3. Ngón giữa có vết chai: Vết chai thường thấy ở những người làm việc bàn giấy như nhà văn, viết tiểu thuyết, kịch,... Nơi tiếp xúc nhiều với bút sẽ có vết chai này.
"Suy luận là một khoa học" - Sherlock Holmes. Ảnh minh họa.
4. Gốc các ngón tay đều có vết chai: Điều này có thể do người đó phải thường xuyên cầm công cụ lao động trên tay. Tuy nhiên cũng khá khóc khi kết luận công việc cụ thể của người đó (phải dựa thêm một số quan sát khác).
Hình thái công việc thường rất rộng như làm việc ở nông trường, công việc xây dựng hoặc vận động viên bóng chuyền… bàn tay của họ đều có đặc điểm này.
5. Ngón tay to và đầu ngón tay mềm mại: Do thường xuyên thực hiện động tác đè, ấn, bóp, bấm huyệt… như nhân viên massege... nên ngón tay của họ thường rất to và mềm mại.
6. Ngón út biến dạng khác thường: Đặc điểm dễ nhận thấy này rất đặc biệt vì ít người và nghành nghề sử dụng ngón út.
Do đó chỉ có những người phải cong ngón út lại để sử dụng kéo như chuyên gia trang điểm, cắt tóc… thì bàn tay của họ mới có đặc trưng này.
7. Bàn tay to, ngón tay dài, đốt ngón tay lại lồi ra: Đây là đặc điểm thường thấy ở những người nhạc công, thường xuyên phải tập luyện với nhạc cụ khiến đốt tay lồi ra, bàn tay to,...
Đối với những người sử dụng nhạc cụ có dây như guitar thì đầu ngón tay lại bằng vì họ thường xuyên phải ấn tay vào dây đàn.
8. Ngón tay thô ngắn, bàn tay dày: Đây là đặc điểm của người lao động chân tay nặng nhọc, dùng nhiều sức khiến da rất dày, một số người còn có móng tay bị biến dạng.
Bạn có muốn trở thành Sherlock Holmes của thế kỷ 21. Ảnh minh họa.
9. Bàn tay trắng nhợt, đường chỉ tay nhạt: Đặc điểm rất dễ nhìn ra này thường có ở những người phải thường xuyên ngâm tay vào nước. Những người làm việc trong ngành ăn uống, tiệm cà phê… thường sẽ có đặc trưng này.
Ngoài ra, người có móng tay biến dạng còn có thể là những người xử lý dược phẩm như người bào chế thuốc, nhân viên nghiên cứu thuốc, người làm trong các công xưởng hóa học hoặc những người thường xuyên sử dụng thuốc uốn tóc…
Nếu chịu khó quan sát và suy luận từ những điều quan sát được xung quanh, bạn sẽ có được những thông tin quý báu và hơn hết điều này giúp chúng ta rèn luyện óc tư duy, suy luận và nhanh nhạy trong các tình huống quan trọng.