Độ tuổi 35-55 là bước ngoặt lớn nhất cuộc đời: Đàn ông mạnh mẽ luôn biết khi nào nên cúi đầu và khi nào nên kiên định ngẩng cao đầu!

Empathy |

Cuộc sống cũng giống như mặt hồ. Mỗi bước đi của chúng ta lúc đầu không hề gây chú ý, nhưng nó lại trong thầm lặng tạo nên các gợn sóng ảnh hưởng đến tương lai.

Tuổi 35 được xem là bước ngoặt lớn trong cuộc đời mỗi người.

Trước 35 tuổi là giai đoạn chúng ta học hỏi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm. Còn sau 35 tuổi là giai đoạn cuộc sống chính muồi, chúng ta phải dùng mọi cách để xoay sở dù đang đối diện với khó khăn hay thuận lợi.

"Đừng chọn lựa đường đi dễ, mà hãy chọn lựa con người chân thật nhất của mình."

Có 4 quy luật cuộc sống được người đi trước đúc kết được, nhất định sẽ có ích cho bạn:

1. Định luật "gợn sóng"

Một người đàn ông cảm thấy buồn bã, không vui nên đã đến gặp một đại sư xin lời khuyên.

Vị đại sư dẫn người đó đến mặt hồ, nhặt hòn đá ném xuống rồi hỏi: "Con thấy gì?"

Anh ta đáp: "Con thấy những gợn sóng."

Vị đại sư lại hỏi: "Gợn sóng từ đâu?"

Anh ta nói: "Từ viên đá mới rơi xuống."

Vị đại sư mới bảo anh chàng hãy cố gắng ngăn chặn những cơn sóng này. Nhưng khi tay người đàn ông vừa chạm nước thì gợn sóng lại càng nhiều hơn.

Lúc này, vị đại sư mới cười nói:

"Cuộc sống cũng giống như mặt hồ này. Mỗi bước đi của con lúc đầu không hề gây chú ý, nhưng nó lại trong thầm lặng tạo nên các gợn sóng ảnh hưởng đến tương lai."

Sau 35 tuổi, chúng ta luôn ảo tưởng về sự thành công. Nhưng khi gặp vấp ngã, liền vội vàng chán nản và muốn bỏ cuộc.

Trên thực tế, một người đàn ông thật sự mạnh mẽ sẽ luôn biết khi nào nên cúi đầu và khi nào nên kiên định ngẩng cao đầu. Bởi vì họ hiểu rõ, mỗi bước đi ở hiện tại đều là đang hoạch định cho tương lai.

Từ giờ, hãy tích lũy từng bước, thu hoạch dù nhỏ, nhưng nhiều giọt nước bé tí cũng có thể tạo thành đợt sóng lớn!

2. Bồi dưỡng "tư duy câu chuyện"

Trên mạng có một quan niệm thế này:

"Khả năng quan trọng của một người, không phải kĩ năng tiếp thị, mà là khả năng kể chuyện."

Người khôn ngoan rất giỏi lợi dụng sức mạnh của những câu chuyện. Họ biến những câu chuyện nhàm chán thành thú vị. Và vì vậy cuộc giao tiếp diễn ra nhanh chóng, trực quan hơn!

Tôi từng xem qua một câu chuyện có tính giáo dục rất cao:

Một người mẹ thấy con làm bài tập, nên thuyết phục đứa trẻ làm bài là phải tự mình làm, rồi mới kiểm tra đáp án thì mới có cải thiện…

Nhưng đứa trẻ càng lúc càng học hành tệ hơn.

Vì vậy, người mẹ đổi ý, kể cho con trai cô ấy nghe một câu chuyện.

Có một xạ thủ nọ, anh ta tìm đến vùng đất khác để tìm ra người thầy bắn cung giỏi nhất. Anh ta băng rừng, vượt suối, và nhìn thấy có một cái cây bị bắn ngay hồng tâm. Đi xa hơn, lại bắt gặp vô số mũi tên bắn trúng tâm của những cây tên khác.

Cuối cùng, anh ta đã gặp quốc vương, nhưng quốc vương lại không giống như một xạ thủ giỏi. Anh ta đã hoài nghi hỏi: "Làm sao ngài có thể bắn trúng hồng tâm của nhiều mũi tên như thế?"

Nhà vua mỉm cười đáp: "Ai cũng làm được, anh bắn một mũi tên trước, sau đó vẽ trước hồng tâm rồi bắn theo là được."

Lúc này anh ta mới biết, quốc vương chỉ là người ham hư danh, tuyệt nhiên chẳng có kĩ thuật gì cả.

Kể xong câu chuyện, người mẹ mới nói với con:

"Bài tập cũng vậy, con coi xong đáp án mới làm, dù có làm đúng thì cũng chẳng tiến bộ gì cả."

Đứa trẻ nghe xong thì bật cười tỏ vẻ đã hiểu rõ, từ đó cậu bé làm gì cũng tự mình làm trước. Sự tự giác này khiến cậu bé ngày càng ưu tú hơn.

Có người đã từng thống kê những cuộc trò chuyện của TED và rút ra kết luận: Có 10% thời lượng là người thuyết trình tự giới thiệu, 25% là logic lập luận, 65% còn lại là đang kể chuyện.

Sức mạnh của câu chuyện có ảnh hưởng rất lớn, nên tư duy câu chuyện cũng là cách hàng đầu để giải quyết vấn đề.

Độ tuổi 35-55 là bước ngoặt lớn nhất cuộc đời: Đàn ông mạnh mẽ luôn biết khi nào nên cúi đầu và khi nào nên kiên định ngẩng cao đầu! - Ảnh 1.

3. Tư duy nhu đạo

Một cái cây lớn bên bờ sông bị gió thổi bật gốc và ngã xuống suối. Cây lớn nhìn lau sậy trong nước khóc nói:

"Thật kì lạ, cơ thể cậu mềm như thế mà không bị gió thổi đổ?"

Lau sậy trả lời: "Ấy là vì bạn không biết dùng nhu thắng cương, cứ lo chống gió mạnh nên mới thất bại. Còn tôi biết uốn cong cơ thể trong gió, nên mới cứu được chính mình."

Sau 35 tuổi, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nhưng thực tế thì khoảng cách giữa người với người không nằm ở sức mạnh, mà nằm ở sự hiểu biết và quy luật phát triển.

Những người thông minh biết dùng chiến thuật, họ biết khi nào nên mềm mỏng, khi nào nên cứng rắn. Như vậy mới có thể vừa bảo toàn sức lực, vừa tìm được trọng điểm phản kích và dành được thắng lợi.

Độ tuổi 35-55 là bước ngoặt lớn nhất cuộc đời: Đàn ông mạnh mẽ luôn biết khi nào nên cúi đầu và khi nào nên kiên định ngẩng cao đầu! - Ảnh 3.

4. Tạo "áo giáp" kiên cố

Cốt lõi của con người là: Dù mối đe dọa bên ngoài có lớn đến đâu, nhưng chúng ta vẫn có cách để giữ cho nội tâm không bị xâm nhập.

35 tuổi, tất nhiên áp lực sẽ dồn dập tứ phía. Nhưng nếu bạn là người có năng lực cạnh tranh thực sự, thì dù đi đâu cũng sẽ không sợ bị đánh bại.

Kang Hui là một người dẫn chương trình vô cùng chuyên nghiệp. Lần đáng nhớ nhất là khi Kang Hui dẫn chương trình "Tân Văn Liên Bố".

Bản thảo dài hơn 18 000 từ, toàn bộ sẽ được phát sóng trong 20 phút. Nhưng Kang Hui lại nhận bản thảo khi chương trình phát sóng chỉ còn cách 8 phút là bắt đầu, thậm chí anh còn không có thời gian đọc trước.

"Khủng hoảng" đột ngột này là một thử nghiệm, cũng là một cơ hội lớn.

Với khả năng chuyên môn vượt trội của mình, rất may Kang Hui đã vượt qua được và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trở thành huyền thoại trong nghề.

Kinh nghiệm cá nhân của Kang Hui đã chứng minh một điều: "Cốt lõi của một người ổn định bao nhiêu thì tương lai của họ sẽ suôn sẻ bấy nhiêu."

Cách tốt nhất để tạo ra tương lai là bắt đầu từ thời điểm hiện tại và không ngừng cải thiện bản thân, xây dựng cho mình những khả năng và lớp áo giáp kiên cố nhất.

(toutiao)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại