Đổ mồ hôi tại 2 thời điểm, 6 vị trí cơ thể này chính là dấu hiệu bệnh tật, bạn nên biết để chữa trị kịp thời

Minh Võ |

Đổ mồ hôi không chỉ đơn giản là làm mát cơ thể khi bạn quá nóng, mà nó còn có thể là một tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang nhiễm bệnh.

Đổ mồ hôi là một chức năng sinh lý bình thường mà ai cũng có. Nó giúp chúng ta bài tiết những chất độc ra khỏi cơ thể và duy trì nhiệt độ ổn định. Có nhiều lý do cho việc đổ mồ hôi thường thấy như nhiệt độ bên ngoài quá cao, ăn thức ăn cay nóng, hồi hộp hay kích thích cảm xúc…

Đổ mồ hôi tại 2 thời điểm, 6 vị trí cơ thể này chính là dấu hiệu bệnh tật, bạn nên biết để chữa trị kịp thời - Ảnh 1.

Y học Trung Quốc luôn tin rằng, đổ mồ hôi có tác dụng giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên nếu lượng mồ hôi, màu hoặc những vị trí đổ mồ hôi có sự bất thường, đi kèm với những triệu chứng khó chịu thì đó chính là dấu hiệu của các vấn đề về sức khỏe.

Bạn có thể dựa vào 2 thời điểm, 6 vị trí dưới đây để đoán biết tình hình sức khỏe bản thân:

2 thời điểm

1. Đổ mồ hôi quá nhiều kể cả khi không hoạt động

Nếu bạn không hề hoạt động, hoặc hoạt động nhẹ vào ban ngày, bất kể mùa nào những vẫn đổ mồ hôi như tắm thì đó là triệu chứng cho thấy lượng đường trong máu thấp.

Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở những người có thể chất yếu ớt, khí huyết không đủ, da mặt nhợt nhạt, xanh xao. Trong trường hợp này, họ rất dễ bị đổ mồ hôi nhiều, cơ thể thiếu sức sống, hít thở mệt mỏi.

Trong trường hợp này sẽ dễ dẫn đến chóng mặt và ngất xỉu. Nếu bạn thuộc nhóm người này thì nên thủ sẵn trong cặp một ít bánh kẹo để tiếp đường cấp tốc. Theo các chuyên gia Trung Quốc thì nên ăn khoai mỡ, sữa đậu nành, thịt bò và thịt cừu để bổ sung khí huyết, tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.

2. Đổ mồ hôi vào buổi đêm

Khi ngủ thì đổ mồ hôi ướt cả giường, nhưng sáng dậy lại ngưng chảy – đây là triệu chứng được gọi là "đổ mồ hôi đêm". Đây là tình trạng phổ biến và thường gặp ở cả trẻ em lẫn người lớn, cả nam lẫn nữ.

Đổ mồ hôi tại 2 thời điểm, 6 vị trí cơ thể này chính là dấu hiệu bệnh tật, bạn nên biết để chữa trị kịp thời - Ảnh 2.

Đổ mồ hôi đêm ở người lớn có những triệu chứng như đỏ bừng mặt, khó chịu, khô họng, bàn tay và chân nóng rát, sốt… khi người bệnh bị rối loạn một số hormone như ung thư nang thượng thận, hội chứng carcinoid. Nguy hiểm hơn, đổ mồ hôi đêm là triệu chứng ban đầu của một số bệnh ung thư như ung thư máu thể lymphoma - một dạng ung thư bạch cầu ác tính.

6 vị trí trên cơ thể

1. Đổ mồ hôi mũi: Phổi yếu

Một số người khi bắt đầu làm việc gì đó là lại đổ mồ hôi ở mũi, nguyên nhân là do phổi của bạn rất yếu và cần điều khí, hệ miễn dịch đang rất kém, cần phải nâng cao sức đề kháng.

Để giảm tình trạng này, cần ăn những thực phẩm bổ phổi trong thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó cần tập những bài tập cho cánh tay vì đây là bộ phận liên kết với phổi chặt chẽ nhất, tập cánh tay sẽ có tác dụng điều hòa chức năng của phổi.

2. Đổ mồ hôi cổ: Rối loạn nội tiết

Tuyến mồ hôi ở cổ không nhiều, vậy nên cực kỳ ít người bị đổ mồ hôi ở cổ. Chính vì thế nếu bạn bị đổ mồ hôi cổ thì đó là dấu hiệu của việc rối loạn nội tiết cơ thể. Cần đến bệnh viện để khám tổng quát nội tiết toàn diện.

Đổ mồ hôi tại 2 thời điểm, 6 vị trí cơ thể này chính là dấu hiệu bệnh tật, bạn nên biết để chữa trị kịp thời - Ảnh 3.

3. Đổ mồ hôi nách

Tại sao các sản phẩm khử mùi nách luôn bán chạy và là nhu cầu thiết yếu trong việc giữ sạch sẽ của mỗi người? Chính vì ở nách tập trung số lượng lớn các tuyến mồ hôi, vì vậy nó là khu vực dễ đổ mồ hôi nhiều nhất và thường gây mùi khó chịu.

Tuy nhiên, đổ mồ hôi quá nhiều ở vùng này chính do tuyến mồ hôi của bạn quá rộng. Nếu nách của bạn có mùi thì nó là minh chứng cho thấy bạn đang ăn quá nhiều hành, tỏi và các thực phẩm có mùi khác.

Khi tuyến mồ hôi hoạt động quá mạnh, bạn có thể đến bệnh viện điều trị bằng laser rất nhanh gọn và hiệu quả. Và theo bác sĩ, hãy chuyển chế độ ăn uống thanh đạm, kèm ăn nhiều trái cây và rau xanh.

4. Đổ mồ hôi lưng

Cũng như cổ, ở lưng con người có rất ít tuyến mồ hôi được tập trung. Cho nên nếu bạn ra nhiều mồ hôi lưng thì cơ thể bạn hiện âm dương đang thiếu hòa hợp, cơ thể suy nhược mệt mỏi.

Nên đảm bảo ngủ đủ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp nhuận âm bổ dương, nhất là phụ nữ cần ăn nhiều hải sản. Tập yoga cũng là một biện pháp để giảm thiểu triệu chứng này.

5. Đổ mồ hôi ở tay và chân: Tỳ vị hư nhiệt và huyết hư

Khi tâm lý bạn đang trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, xúc động hay sợ hãi thì lòng bàn tay và bàn chân sẽ tiết ra mồ hôi. Nguyên nhân do tỳ vị hư nhiệt và huyết hư. Các triệu chứng thường thấy đi kèm như khô miệng, sưng nướu…

Đổ mồ hôi tại 2 thời điểm, 6 vị trí cơ thể này chính là dấu hiệu bệnh tật, bạn nên biết để chữa trị kịp thời - Ảnh 4.

Các bác sĩ đề xuất nên thực hiện động tác xoa bụng theo chiều kim đồng hồ khoảng 30 vòng, rồi xoa ngược lại 1 lần nữa, thực hiện liên tục sau mỗi bữa ăn. Đồng thời hạn chế ăn đồ đông lạnh, kem hay đồ uống lạnh.

6. Đổ mồ hôi ở ngực

Khi ngực bạn đổ mồ hôi như suối thì hãy cẩn trọng, đó là dấu hiệu lá lách và dạ dày hoạt động kém, hoặc cơ thể tuần hoàn máu chậm, cung cấp oxy không liên tục. Nên tránh lo lắng và sợ hãi, không xem phim bạo lực để tránh tổn thương lá lách. Bên cạnh đó, nên giảm bớt lượng dầu mỡ trong bữa ăn, không ăn đồ sống và đồ nguội.

Theo aboluowang

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại