Dùng cồn nướng mực: Bác sĩ BV Xanh Pôn cảnh báo 1 tích tắc sơ ý có khi đánh đổi mạng sống

Phương Linh |

Vào những ngày hè nắng nóng, số bệnh nhân bị bỏng cồn gia tăng, chủ yếu các bệnh nhân bị bỏng do dùng cồn chế biến đồ ăn, điển hình là nướng mực.

Đang điều trị tại khoa Bỏng (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn), bệnh nhân Lê Quang Vinh (16 tuổi) vẫn phải cuốn trên mình những tấm băng trắng, dù vết thương trên cơ thể đã đỡ nhiều so với khi vào viện, nhưng nhớ lại thời khắc bị bỏng Vinh không khỏi rùng mình.

Theo chia sẻ của Vinh, cách đây vài ngày khi rủ bạn đến nhà chơi và lấy mực ra nướng, trong quá trình nướng mực bằng cồn, một người bạn của Vinh đã đổ cồn vào ngọn lửa đang cháy, việc làm ấy khiến ngọn lửa bùng phát và bắt vao người Vinh gây bỏng.

Bác sĩ Nguyễn Nam Giang, Phó trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, khi vào viện Vinh được xác định bỏng độ 3, diện tích bỏng 15% và phải nhập viện điều trị.

Dùng cồn nướng mực: Bác sĩ BV Xanh Pôn cảnh báo 1 tích tắc sơ ý có khi đánh đổi mạng sống - Ảnh 1.

Theo BS Giang, những ngày nắng nóng, số ca bệnh nhân bị bỏng phải nhập viện tại bệnh viện này tăng cao so với các dịp khác. Nguyên nhân là đây là dịp nghỉ hè, nhiều gia đình gia đình đi chơi biển thường mua mực về làm quà. Việc sử dụng cồn để nướng mực chính là nguyên nhân khiến cho nhiều tai nạn bỏng đáng tiếc xảy ra.

Nói về sự nguy hiểm khi bị bỏng còn, BS Giang cảnh báo, bỏng cồn rất nguy hiểm và có thể gây chết người. Do đó, tại các chuyên khoa bỏng, các bác sĩ đều khuyến cáo người dân nên bỏ thói quen sử dụng cồn để nướng thức ăn.

Các trường hợp bỏng cồn thường bỏng ở mặt, thân trước, tứ chi. Tùy theo mức độ, diện tích bỏng khi khỏi thường để lại sẹo co rúm trên da, với thời gian điều trị khá lâu.

Các bệnh nhân bị bỏng cồn có thể gây ra tình trạng tổn thương các giác quan và tổn thương đường hô hấp, có nguy cơ tử vong cao. Đối với bỏng vùng thẩm mỹ và vùng vận động như mặt, chân, tay di chứng để lại thường lớn.

Thậm chí, chỉ cần 1 tích tắc sơ ý, người sử dụng cồn để nướng thức ăn có thể đánh đổi bằng cả mạng sống của chính mình.

Bác sĩ Giang cảnh báo do không nhận thức được hậu quả của bỏng cồn nên hiện nay còn rất nhiều người dân chủ quan vẫn sử dụng cồn để nướng thức ăn.

"Tốt nhất nên nướng trên bếp than, bếp lửa. Nếu nướng bằng cồn cần quan sát kỹ để ngọn lửa tắt hoàn toàn, dập tắt chúng, tránh đổ thêm cồn trực tiếp vào ngọn lửa", bác sĩ Giang khuyến cáo.

Khi bị bỏng, cần tìm cách dập lửa trên cơ thể nạn nhân (tốt nhất là bằng nước lã). Sau khi dập lửa xong, tuyệt đối không xé quần áo của nạn nhân, bởi như vậy sẽ khiến vùng da bị cháy bị lột.

Tốt nhất, sau khi bị bỏng nên xối vết thương bằng nước mát, đồng thời đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế để được sơ cứu đùng cách.

Nguy cơ đuổi nước mùa nắng nóng

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại