Có lẽ giới trẻ đã không còn xa lạ với Ouija – một bàn cầu cơ được cho là rất linh nghiệm và là nguồn gốc của nhiều hiện tượng bí ẩn. Bỏ qua những câu chuyện khá rùng rợn về bàn cầu cơ, hôm nay chúng tôi sẽ đề cập về nó trên phương diện khoa học.
Với nhiều người gan dạ, bàn cầu cơ Ouija có lẽ là trò chơi thú vị nhưng cũng không kém phần kinh dị. Tụ tập với bạn bè, chỉ ngón tay vào con cơ và đặt ra câu hỏi, tức khắc con cơ sẽ chỉ vào từng chữ cái mà khi ghép lại sẽ trở thành 1 từ.
Khá nhiều người cho rằng, chắc đây chỉ là 1 trò đùa, hoặc là bạn đang nói chuyện với người chết, hoặc là đang có 1 thế lực ma quỷ đang điều khiển con cơ trên bàn. Nhưng gần đây có một giải thích về cách Ouija hoạt đông: Không hề có sự nhúng tay của bất kì thế lực siêu nhiên nào, mà chỉ là cảm giác và cảm nhận của bạn về vấn đề nó.
Một giả thuyết được đại đa số nhà khoa học chấp nhận chính là “hiệu ứng vô thức” (ideomotor effects). Điều này có nghĩa là những người đặt tay vào con cơ có khuynh hướng đẩy nó vào các con chữ để phát âm thành từ dù họ không cố ý.
Hiệu ứng vô thức là cử chỉ vô thức để đáp lại với những ý tưởng hoặc cảm xúc mạnh. Dù có nhiều những lý thuyết khác về hiệu ứng này, nhưng sự mong đợi và trí tưởng tượng sẽ đóng một vai trò quan trọng của hiệu ứng này.
Thực tế, từ thiết kế đến những huyền thoại xung quanh Ouija, nhiều người lại mong muốn được thấy nó hoạt động thực sự, muốn được xem cách con cơ chạy đến các kí tự. Có lẽ là do chúng ta muốn nó xảy ra hoặc sợ nó xảy ra. Chính những suy nghĩ đó sẽ kích thích bàn tay người chơi di chuyển mà không thể cưỡng lạ.
Ngoài ra, sự phấn khích và kịch tính khi chơi khiến chúng ta chở nên nhạy cảm hơn với các hành động vô thức ấy mà không hay biết chúng ta mới là người tạo ra chúng. VÌ hiệu ứng này là vô thức, nên chúng ta thường quy cho sự xuất hiện của các lực lượng siêu nhiên: thế lực được tin là làm chủ bàn Ouija.
Chúng ta thường nghĩ bản thân chiếc bàn cầu cơ đang nói những thứ mà chúng ta không thể viết ra hoặc biết, nhưng đó chỉ là những thừa nhận bởi lúc đó chẳng ai để ý là mình đang làm điều đó. Khi một câu hỏi được đặt ra, thì nó sẽ được trả lời bởi 1 trong số những người tham gia, người đó sẽ đánh vần ra nội dung và khuyến khích mọi người cùng tham gia.
Mặc khác, lượng câu hỏi thì không có giới hạn nên góp phần làm cuộc chơi thêm dài hơn. Thế nhưng, có thể lật tẩy chiêu cho này bằng cách sử dụng những người bị bịt mắt, bởi khi họ không thấy gì, những chữ cái họ ghép lại được sẽ chẳng ra một ý nghĩa nào cả.
Xét vì khía cạnh lịch sử, đây là một đồ vật gây nhiều sự ám ảnh và khiến nhiều người tin vào nó trong văn hóa của người Mỹ từ thể kỷ 19. Bởi nhiều người đã quan sát những hiện tượng kì lạ và tin rằng họ không nên và không thể tự làm điều đó.
Nhưng hóa ra, đó chỉ là sự cám dỗ về mặt tâm linh, còn gọi là hiện tượng duy linh, điều mà bản thân Ouija ngày đó đã tận dụng để phát triển. Duy linh phổ biến ở châu Âu như là một cách để liên lạc với người chết và lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ năm 1848 với chị em nhà Fox đến từ ngoại ô New York.
Họ nói rằng đã giao tiếp được với một linh hồn thông qua một giao thức không thể giải thích được. Duy linh được phát triển từ đo với nhiều phương tiện như đang sẵn sàng tiết lộ những bí mật về thế giới bên kia.
Ban đầu bàn cầu cơ được thiết kế rất đơn giản, bằng cách tận dụng những vật thể như bàn xiay bút chì,… nhưng cách sử dụng cũng không kém phân phức tạp. Thế nhưng theo thời gian, công nghệ càng phát triển và người ta đã dùng nó để lật tẩy những mánh khóe gian lận.
Cho mãi sau này, Charles Kennard và một vài người đã tiến hành sản xuất chiếc bảng này thành Ouija thật sự. Cái tên Ouija được đặt bởi Helen Peter, do Ouija là đọc sai đi của Ouida – người phụ nữ có mỗi quan hệ với Peter thời đó. Với những gì mà nó làm được đã khiến mọi người kinh ngạc và cấp cho người tạo ra nó một cái bằng sáng chế
Mặc dù rằng hiệu ứng vô thức đã được nghiên cứu từ những năm 1852 và có liên quan đến việc duy linh như những hội nhóm tâm linh, vẫn có nhiều bí ẩn xung quang nó khiến lượng bán ra của trò chơi này không hề giảm. Cách duy nhất để thấy được điều đó là hãy tự mình thử làm.
Thế nhưng trong bằng sáng chế của Ouija lần thứ nhất không đề cập đến cách nó hoạt động, thì bằng sáng chế thứ 2 vào năm 1892 ghi rằng nó hoạt động bằng “chuyển động cơ bắp không tự nguyên của người chơi hoặc 1 số cơ quan khác mà vẫn thỏa mãn tính khóa học và thần bí”.
Trong hơn chục năm tồn tại của mình, Ouija được xem như một thú tiêu khiển, đặc biệt trong thời kì thế chiến hai, khi độ phổ biến của nó giống như việc người ta dệt vải mỗi ngày vậy. Cho đến đầu thập niên 60, khi có nhiều những báo cáo ghi nhận về những hiện tượng lạ liên quan đến tâm linh, lúc đó khoa học mới bắt tay vào nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi vì sao nó hoạt động.