2019 đánh dấu thời điểm tròn 5 thập kỷ kể từ khi người Mỹ hoàn thành sứ mệnh vũ trụ có 1-0-2 trong hành trình khám phá không gian của loài người: Lần đầu tiên đưa người đổ bộ Mặt Trăng thành công.
Ngày 20 /7/1969 - Neil Armstrong đặt những bước chân đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng - Nước Mỹ làm nên lịch sử vĩ đại với sứ mệnh "vô tiền khoáng hậu" của phi hành đoàn Apollo 11 cùng với 3 nhà du hành vũ trụ Neil Armstrong, Buzz Aldrin, Michael Collins.
Ngày hôm đó, ước tính có 530 triệu khán giả truyền hình theo dõi trực tiếp cuộc đổ bộ nghẹt thở của con người lên vệ tinh lớn nhất và duy nhất của Trái Đất.
Space.com trích dẫn cảm nghĩ đầy tự hào của Tổng thống Mỹ Barack Obama (tại nhiệm 2009-2017): "Neil Armstrong là một trong những người hùng vĩ đại nhất mọi thời đại của nước Mỹ. Khi anh ấy và đồng đội lên đường thực hiện sứ mệnh trên phi thuyền Apollo 11 năm 1969, các anh ấy đã mang trên vai trọng trách cũng như khát vọng của dân tộc chúng ta. Chính họ đã cho thế giới thấy rằng chỉ cần có tinh thần Mỹ, chúng ta có thể làm được những thứ ngoài sức tưởng tượng."
Những ngày này, nước Mỹ và NASA đang háo hức kỷ niệm 50 năm kể từ khi Apollo 11 hoàn thành sứ mệnh đổ bộ Mặt Trăng và trở về Trái Đất an toàn theo đúng ước vọng của Tổng thống J.F. Kennedy.
Giữa những lời ca tụng không ngớt dành cho Neil Armstrong, Buzz Aldrin, Michael Collins và NASA, History Channel mở lại vấn đề về thuyết âm mưu xoay quanh sự kiện vũ trụ này: Chỉ vài năm sau khi người Mỹ thực hiện được một trong những thành tựu đáng kinh ngạc nhất trong lịch sử loài người đó, một số người tuyên bố "bước nhảy vọt khổng lồ của loài người" đã bị làm giả.
Thậm chí, người Nga còn gọi đó là "Trò bịp vĩ đại của Mỹ" (Great American Lie - ý chỉ việc Mỹ dàn dựng đổ bộ Mặt Trăng năm 1969).
Những thuyết âm mưu cho rằng cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng thực sự là một trò lừa bịp mà chính phủ Mỹ đã dàn dựng để giành chiến thắng trong cuộc đua vào vũ trụ vô cùng căng thẳng với Liên Xô giữa những năm 1970. Mặc dù những tuyên bố này là sai và có bằng chứng bác bỏ nhưng chúng vẫn tồn tại dai dẳng cho đến ngày nay.
History Channel liệt kê những thuyết âm mưu xoay quanh cuộc đổ bộ Mặt Trăng của phi hành đoàn Apollo 11 năm 1969, mời độc giả theo dõi:
1. Đổ bộ lên Mặt Trăng là trò bịp vì cờ Mỹ khi đó trông như đang bay trong gió
Phi hành gia Buzz Aldrin với lá cờ Mỹ trên Mặt Trăng năm 1969. Nguồn: NASA
"Đây là bước chân nhỏ bé của con người nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại." là câu nói mà phi hành gia Neil Armstrong đã nói khi anh và Buzz Aldrin thực hiện cú đổ bộ nghẹt thở kéo dài 13 phút xuống bề mặt Mặt Trăng từ Mô-đun Mặt Trăng.
Trước sự theo dõi trực tiếp qua truyền hình của hàng trăm triệu người trên Trái Đất, 2 phi hành gia đã thực hiện các việc đi bộ, khám phá bề mặt Mặt Trăng tại nơi đáp xuống, cắm lá cờ Mỹ, trò chuyện với Tổng thống Richard Nixon qua điện đàm.
Theo thuyết âm mưu, bức ảnh chụp lá cờ Mỹ trên Mặt Trăng đã tố cáo cuộc đổ bộ của Apollo 11 là giả mạo, vì lá cờ này dường như đang bay trong gió, nhưng trên Mặt Trăng làm gì có gió?
NASA bác bỏ thuyết âm mưu này bằng lời giải thích như thế nào?
Theo Tiến sĩ thiên văn học Rick Fienberg, thuộc Hiệp hội Thiên văn học Mỹ: Câu trả lời đơn giản là: Lá cờ Mỹ không bay trong gió. Đó là bởi vì nó không phải là một lá cờ bình thường. Nếu các phi hành gia cắm một lá cờ thông thường trên Mặt Trăng thì nó sẽ rủ xuống giống như những lá cờ trên Trái Đất khi không có gió.
Điều này sẽ không thể tạo được một hình ảnh đẹp, hấp dẫn vì vậy NASA đã thiết kế lá cờ đặc biệt (tạo cảm giác lá cờ đang bay trong gió) để các phi hành gia mang theo bên mình.
Một bằng chứng trực quan khác đó là, trong video về lá cờ, sau khi các phi hành gia bước vào Mô-đun Mặt Trăng để quay về Trái Đất, lá cờ vẫn giữ nguyên hình dạng lượn sóng. Điều này càng cho thấy, Mặt Trăng không hề có gió và lá cờ Mỹ đúng là được thiết kế đặc biệt để tạo cảm giác chuyển động.
2. Hạ cánh xuống Mặt Trăng là dàn dựng vì người ta không nhìn thấy các vì sao đêm
Phi hành gia Buzz Aldrin thực hiện nhiệm vụ được giao trên Mặt Trăng. Nguồn: NASA
Một trong những cuộc tranh luận nổ ra sau sứ mệnh Apollo 11 đổ bộ Mặt Trăng mà nhiều người đưa ra sau khi xem những bức ảnh mà NASA cung cấp đó là không có ngôi sao nào trên bầu trời Mặt Trăng. Hay nói đúng hơn, không có ngôi sao nào trong bức ảnh mà Neil Armstrong và Buzz Aldrin chụp trên Mặt Trăng.
Với những ai từng sử dụng máy ảnh, đây là điều dễ hiểu, Rick Fienberg cho biết.
Tất cả các phơi sáng của các phi hành gia trên Mặt Trăng đều là phơi sáng ban ngày. Bề mặt Mặt Trăng khi đó đang được Mặt Trời chiếu sáng và các phi hành gia lại đang mặc những bộ đồ màu sáng trắng có độ phản chiếu cao.
Độ phơi sáng trên máy ảnh của các phi hành gia quá ngắn để chụp được những bộ đồ vũ trụ và bề mặt của Mặt Trăng, đó là chưa nói đến những vì sao trên bầu trời Mặt Trăng. Điều tương tự cũng xảy ra nếu bạn đi vào hiên nhà của ai đó vào ban đêm và bật đèn. Mặc dù bạn có thể nhìn thấy những ngôi sao từ nơi bạn đang đứng, nhưng một máy ảnh phơi sáng nhanh sẽ không thể chụp được chúng.
3. Hạ cánh Mặt Trăng là giả vì bóng tối ở đó có gì... sai sai
Buzz Aldrin chụp ảnh với Mô-đun Mặt trăng mang mật danh "Đại bàng". Nguồn: NASA
Trong các hình ảnh từ cuộc đổ bộ Mặt Trăng, có thể nhìn thấy một số vật thể mặc dù chúng ở trong bóng tối. Những người hoài nghi lập luận rằng nếu mặt trời là nguồn sáng duy nhất, thì điều này sẽ không xảy ra. Do đó, việc bạn có thể nhìn thấy một số vật thể trong bóng tối phải là kết quả của ánh sáng đặc biệt của Hollywood .
Vấn đề với lý thuyết này là mặc dù mặt trời là nguồn chiếu sáng chính trên mặt trăng, nhưng nó không phải là nguồn chiếu sáng duy nhất . Một nguồn khác là mặt trăng, phản chiếu ánh sáng của mặt trời. Trong các bức ảnh của Apollo 11, ánh sáng mặt trời đang bị phân tán hoặc phản xạ xuống mặt đất mọi lúc, và một số trong đó có một phần nhỏ nhưng đủ để có thể nhìn thấy những mảnh vụn của Scatter vào bóng tối.
Đây là lý do tại sao, trong một số hình ảnh, bạn có thể tạo ra một mảng bám mà Armstrong và Aldrin để lại trên mặt trăng mặc dù nó nằm trong bóng tối.
4. Hạ cánh mặt trăng là giả vì bạn không thể thấy máy ảnh của Neil Armstrong
Neil Armstrong đã chụp bức ảnh Buzz Aldrin bằng máy ảnh Mặt Trăng 70mm. Nguồn: NASA
Đây là bức ảnh mà Neil Armstrong đã chụp Buzz Aldrin trên Mặt Trăng và bạn có thể dễ dàng hình ảnh của Neil Armstrong phản chiếu qua mặt nạ mà người cộng sự của anh đang mặc.
Những người hoài nghi cho rằng, Neil Armstrong dường như không cầm máy ảnh và bức ảnh là do một người khác thực hiện.
Tuy nhiên, điều này không đúng.
Neil Armstrong không thể đi bộ trên Mặt Trăng cùng với một chiếc máy ảnh thông thường. Trong bộ đồ phi hành gia cồng kềnh của mình, anh cần một chiếc máy ảnh gọn nhẹ, dễ thao tác. Chiếc máy ảnh anh sử dụng trên Mặt Trăng thực chất được gắn ở phía trước bộ đồ phi hành gia.
5. Cuộc đổ bộ lên Mặt Trăng đơn giản chỉ là tác phẩm của đạo diễn Stanley Kubrick
Nhà sản xuất phim người Mỹ Stanley Kubrick. Nguồn: Getty Images
Bộ phim khoa học viễn tưởng sử thi "2001: A Space Odyssey" do nhà làm phim Mỹ Stanley Kubrick sản xuất và đạo diễn năm 1968 đã tạo được những hình ảnh hấp dẫn và đáng ngạc nhiên về không gian vũ trụ.
Nó "thật" đến nỗi nhiều người theo thuyết âm mưu tự hỏi liệu có phải chính phủ Mỹ đã thuê đạo diễn Stanley Kubrick tài ba để quay cảnh đổ bộ Mặt Trăng trong một âm trường hay không.
Cuộc đổ bộ Mặt Trăng của Apollo 11 ngày 20/7/1969 hôm đó có sự theo dõi của hơn 500 triệu người trên toàn thế giới trực tiếp qua truyền hình. Chỉ vì tác phẩm điện ảnh "2001: A Space Odyssey" của Stanley Kubrick quá thật mà nghi ngờ thành tựu vũ trụ của Mỹ thì chẳng khác gì sự xúc phạm đối với công sức của hàng trăm nhà khoa học, kỹ sư hàng không.
"400.000 nhà khoa học, kỹ sư, nhà công nghệ, thợ máy... đã làm việc cho Chương trình Apollo của Mỹ. Nếu tin vào những thuyết âm mưu này đồng nghĩa với việc họ không tin vào chính phủ, không tin vào các nhà lãnh đạo của chúng ta (Mỹ), không tin vào công sức to lớn của hàng trăm con người. Và bạn nghĩ rằng, 400.000 người ấy sẽ hoàn toàn giữ im lặng suốt 50 năm qua cho sự giả mạo đó ư?" - Rick Fienberg đặt vấn đề.
Trong khi đó NASA chỉ nói rằng: "Tranh luận về chủ đề này (sứ mệnh Apollo 11 là giả mạo) là một sự xúc phạm với hàng trăm nghìn người làm việc cật lực trong nhiều năm qua để tạo nên thành tựu vũ trụ tuyệt vời nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đó cũng là một sự xúc phạm tới ký ức của những người đã cống hiến hết cả cuộc đời của họ cho sứ mệnh khám phá vũ trụ."
Bài viết sử dụng nguồn: History Channel
* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.