Loài người với bàn tay và khối óc thông minh đã tạo nên những công trình kiến trúc vĩ đại từ thời cổ đại cho tới thời hiện đại. Thế nhưng ít ai biết rằng loài vật cũng có những công trình kiến trúc vô cùng kinh ngạc mà bạn không thể tưởng tượng nổi. Và một điều thú vị là nhiều công trình đó đều được làm nên từ những loài côn trùng có kích thước vô cùng nhỏ bé, chẳng hạn như loài kiến.
Bạn có tin đây là tổ kiến?
Năm 2012, giới khoa học thế giới đã được phen chấn động khi một nhóm các nhà khoa học đã phát hiện ra "thành phố khổng lồ" của loài kiến cắn lá ở Brazil. Nó được cho là nơi trú ngụ của một trong những đàn kiến lớn nhất thế giới với số lượng lên đến hàng trăm triệu con nhưng không ai dám chắc về thời điểm chúng rời đi và vì sao chúng lại phải rời bỏ cái tổ vô cùng nguy nga ấy.
Nhóm nhà khoa học dẫn đầu bởi Tiến sĩ Bert Hölldobler đến từ Đại học Bang Arizona và giáo sư Luis Forgi của trường Đại học Bang Sao Paulo đã có công lớn trong việc khám phá thế giới loài kiến này.
Toàn cảnh "thành phố khổng lồ" của loài kiến cắn lá.
Trong vòng 10 ngày, các nhà khoa học đã đổ 10 tấn xi măng vào một tổ kiến để làm cứng khối kiến trúc ẩn trong lòng đất. Sau đó, việc khai quật đã được diễn ra trong nhiều tuần, dù có sử dụng những thiết bị chuyên dụng, và cuối cùng để lộ ra một khu phức hợp khổng lồ với diện tích lên tới 46m2, chiều sâu 7,9m. Thậm chí, người ta còn miêu tả "thành phố ngầm của kiến" này tương đương với Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc.
Quá trình khám phá công trình tầm cỡ Vạn Lý Trường Thành của loài kiến này đã được trình chiếu trong bộ phim tài liệu mang tên "Ants: Nature’s Secret Power" (Tạm dịch: Kiến: Sức mạnh bí mật của thiên nhiên).
Các nhà khoa học càng đào đất thì những đường hầm dài và vô số khoang của cộng đồng kiến cứ thế dần hiện ra. Hệ thống này được ví như những con đường và tòa nhà của con người trong một thành phố riêng biệt. Tất nhiên, đây không phải là sản phẩm của một kĩ sư nào đó mà là công trình của sức mạnh đoàn kết của cả bầy kiến hàng trăm triệu con.
Tiết lộ trong bộ phim tài liệu "Ants: Nature’s Secret Power", Tiến sĩ Bert Hölldobler từ Đại học bang Arizona cho biết để tạo ra cái "mê cung" kích cỡ khủng đó, đàn kiến đã phải di chuyển khoảng 40 tấn đất.
Điều khiến các nhà khoa học ngạc nhiên nữa là sự sắp xếp vô cùng ngăn nắp và không thể hợp lý hơn trong "thành phố kiến" này.
Bên cạnh tổng số khoảng 1.900 khoang chính, nhóm các nhà khoa học còn tìm thấy những ngõ ngách nhỏ dẫn ra đến những cái hốc chứa rác thải và thậm chí "vườn nuôi nấm".
Kiến cắn lá được xem là loài có cơ cấu xã hội phức tạp thứ hai trên Trái đất sau con người.
Bên cạnh tổng số khoảng 1.900 khoang chính, nhóm các nhà khoa học còn tìm thấy những ngõ ngách nhỏ dẫn ra đến những cái hốc chứa rác thải và thậm chí "vườn nuôi nấm", thứ được nuôi nhờ những rau lá mà kiến thu thập được.
Người ta ước tính số lượng kiến từng sống tại đây có thể lên đến hàng triệu con, nhưng thời điểm và lí do vì sao chúng lại bỏ đi thì không ai biết cả.
Kiến cắn lá được xem là loài có cơ cấu xã hội phức tạp thứ hai trên Trái đất sau con người. Các sinh vật nhai lá này là loài côn trùng có sức khỏe tựa Héc-quyn, một con kiến thợ có thể mang vác khối lượng lớn gấp 20 lần trọng lượng cơ thể của chính mình. Ngoài việc xây dựng, kiến thợ còn có nhiệm vụ đem những chất thải tích tụ ra ngoài và nuôi trồng nấm để thu hoạch, lấy làm thức ăn cho ấu trùng kiến.
Những con kiến lớn hơn, hay là kiến cấp cao, sẽ phải đuổi kẻ thù và xây dựng đội quân kiến bảo vệ cả đàn, nhưng thỉnh thoảng cũng sẽ giúp đào hầm xây nhà. Chúng có thể nâng khối lượng nặng gấp 50 lần trọng lượng của mình.
Một con kiến chúa sẽ cần thu thập 300 triệu tinh trùng từ các con đực để có thể chuẩn bị tạo ra một đàn kiến của riêng mình. Tuy nhiên, chỉ có 2.5% cơ hội số trứng thụ tinh mới sinh ra một đàn kiến khỏe mạnh.
(Nguồn: Daily Mail)