Dinh dưỡng tốt có thể phòng ngừa bệnh: Hãy bắt đầu bằng cách tăng cường ăn chay!

Hương Nguyễn |

Bữa cơm hoàn hảo = ngũ cốc + 5 loại rau xanh + tảo biển + nấm + chế phẩm đậu tương. Ngoài ra, uống đủ nước, vận động vừa sức chính là chìa khóa mở ra cánh cửa sức khỏe rộng nhất.

Ở bên cạnh chúng ta sẽ luôn có vài người bạn đang ăn chay. Nhưng ăn chay cũng cần có một điều kiện, đó là bạn cần phải tự nấu cho mình ăn.

Ăn chay không phải đơn giản là hằng ngày ra ngoài ăn một bữa là xong, như vậy sẽ khiến bạn mất cân bằng dinh dưỡng. Vì ở ngoài hàng, nguyên liệu thực phẩm sử dụng loại tốt thì có hạn mà hầu hết rất nhiều món đều dùng kết hợp với các loại thịt.

Các cửa hàng bán đồ chay thông thường không cầu kỳ lựa chọn giá trị dinh dưỡng của thực phẩm. Do đặc thù của cửa hàng nên các quán ăn thường chú trọng đến khẩu vị, vì vậy chúng ta có thể thưởng thức được những món ăn nhiều khẩu vị hơn ở nhà, quá nhiều dầu mỡ, chế biến ở nhiệt độ cao, bị bỏ đi những nguyên liệu quan trọng...

Cho nên, chuyên gia có lời khuyên đối với những bạn quyết định ăn chay hoặc bắt đầu thử ăn chay nên tự làm ở nhà, đi chợ tìm hiểu nguyên liệu theo mùa và tìm hiểu cơ thể bản thân để cung cấp món ăn phù hợp.

Món ăn có lợi cho sức khỏe

Nghiên cứu của miễn dịch học dinh dưỡng đối với yếu tố hóa học trong thực vật cho thấy, rất nhiều chuyên gia hàng đầu về ung thư bắt đầu thêm nguyên liệu thực phẩm giàu dinh dưỡng vào trong quá trình điều trị ung thư.

Nhưng họ đưa ra một kết luận: Hiệu quả chống ung thư của món ăn có tính thực vật đơn nhất không hề đem lại hiệu quả điều trị lý tưởng. Kết luận này không chỉ đối với bệnh ung thư mà còn đúng với hơn 70 loại bệnh như bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh Alzheimer. 

Cho nên các chuyên gia có lời khuyên rằng chúng ta hấp thụ cân bằng các thực phẩm thực vật có lợi cho sức khỏe, phát huy công hiệu tổng hợp mới là cách tốt nhất để nâng cao hệ miễn dịch chống lại  bệnh ung thư.

Không nên chỉ ăn hoặc thần hóa một loại thực phẩm, ăn nhiều loại thực phẩm cùng loại là tốt nhất.

Dinh dưỡng tốt có thể phòng ngừa bệnh: Hãy bắt đầu bằng cách tăng cường ăn chay! - Ảnh 1.

Không nên chỉ ăn hoặc thần hóa một loại thực phẩm, ăn nhiều loại thực phẩm cùng loại là tốt nhất

Dinh dưỡng tốt có thể phòng bệnh

Nghiên cứu y học đã chứng minh, phần lớn các loại bệnh đều có liên quan đến thói quen sinh hoạt. Trong đó ăn uống chiếm gần một nửa nguyên nhân, nhân tố gen chỉ chiếm 10%. Thậm chí, tiến sĩ T.Colin Campbell chỉ ra "dinh dưỡng tốt còn có thể phòng tránh các bệnh do gen bẩm sinh gây ra".

Dinh dưỡng không phải là bổ sung thực phẩm một cách đơn giản, nó liên quan đến mỗi phút, mỗi giờ, mỗi ngày, cơ thể chúng ta dùng nguyên liệu như thế nào để vận hành cơ thể.

Những nguyên liệu này có thể khiến chúng ta mệt mỏi, lo âu, viêm nhiễm, thậm chí cản trở chức năng sinh lý, khiến cơ quan nội tạng phải đổi cách thức khác để bảo vệ bản thân… Coi trọng dinh dưỡng chính là bắt đầu từ việc mua rau, làm cơm, bắt đầu từ việc học làm bữa ăn có dinh dưỡng.

Chuyên gia hướng dẫn cách làm một bữa cơm chay

Thực đơn này gồm có 9 nguyên liệu: yến mạch, bí đao, củ sen, cà rốt, súp lơ, khoai tây, rong biển, nấm bào ngư, đậu phụ. Ngoài ra còn có thêm quả bơ.

Thực đơn bữa ăn

Bánh yến mạch

Salat bơ

Món khai vị rau hấp

Canh rong biển với bí đao

(Bữa ăn dành cho hai người)

Bánh yến mạch

Bánh yến mạnh dùng thêm trong bữa ăn rất tốt. Trong yến mạch có chứa vitamin B1, B2, vitamin E và axit folic, chúng có thể giúp chúng ta tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường sức khỏe. Yến mạch giàu chất xơ không hòa tan có thể phòng ngừa hội chứng ruột kích thích, táo bón, từ đó giảm thiểu phòng ngừa sự hình thành nám da.

Ngoài ra, yến mạch còn chứa chất béo không bão hòa không những không bị tăng cân mà còn có thể giúp chúng ta giảm Cholesterol trong máu và mỡ máu, từ đó có thể giảm cân tốt hơn。

Bột củ sen thanh mát hạ hỏa, ngon miệng, trắng da.

Đường nâu có thể giúp chúng ta bổ sung chất sắt còn thiếu trong thực phẩm, làm ấm cơ thể, cải thiện màu da.

Dinh dưỡng tốt có thể phòng ngừa bệnh: Hãy bắt đầu bằng cách tăng cường ăn chay! - Ảnh 2.

Bánh yến mạnh dùng thêm trong bữa ăn rất tốt

Nguyên liệu:

Yến mạch: 1 cốc (khoảng 120g)

Bột củ sen: nửa cốc (khoảng 50g)

Đường nâu: nửa cốc (khoảng 50g)

Nước: 375ml

Cách làm:

1. Đem vo sạch yến mạch lấy 375ml nước ngâm trong 3 - 4 tiếng.

2. Cho yến mạch đã ngâm nước, đường nâu và bột củ sen vào trong máy xay, xay trong 2 phút (đến khi bình xay ấm lên một chút).

3. Đổ hỗn hợp yến mạch đã được xay xong vào đĩa hoặc khuôn (không cần bôi mỡ), cho vào nồi hấp, sau khi hấp xong đợi nguội rồi lấy ra khỏi khuôn là hoàn thành xong.

Mẹo: Bánh yến mạch là món điểm tâm có chất đạm thấp rất tốt, cũng có thể thay thế một vài món chính. Những người bị suy thận mãn tính có thể dùng món này.

Salat bơ

Quả bơ có tác dụng làm sáng da, chống lão hóa. Điều này là do nó chứa rất nhiều β- carotene, VB, VC, VE, acid béo cần thiết và các loại khoáng chất. Chúng ta đều biết, hàm lượng chất béo trong quả bơ đứng đầu trong các loại hoa quả.

Nhưng các chất béo này chủ yếu là acid béo không bão hòa và acid béo cần thiết có lợi cho cơ thể con người (điểm này gần giống với quả kiềm). Cho nên có lợi cho việc khống chế mỡ máu. Kết hợp với cà rốt và khoai tây, chất béo trong quả bơ sẽ giúp cho vitamin hòa tan trong chất béo (như VE hoặc β- carotene) của bơ và các rau quả khác sẽ hấp thụ dễ dàng hơn.

Hàm lượng vitamin hòa tan trong nước cũng không hề ít hơn các loại hoa quả khác. Quả bơ còn giàu chất xơ và các khoáng chất. Nói cách khác, ưu điểm ở các loại hoa quả nó đều có, những ưu điểm mà các loại hoa quả khác không có thì bơ lại có.

Kèm theo cách làm sốt mayonnaise đậu phụ, cách làm giống tương sốt salat ngoài thị trường.

Dinh dưỡng tốt có thể phòng ngừa bệnh: Hãy bắt đầu bằng cách tăng cường ăn chay! - Ảnh 3.

(Ảnh minh họa)

Nguyên liệu:

Quả bơ: 1 quả

Cà rốt: nửa củ

Khoai tây: 1 củ

Sốt mayonnaise đậu phụ: Đậu phụ truyền thống: 200g, nước chanh : 40ml, đường tinh thể: 4 thìa to

Cách làm:

1. Cà rốt, khoai tây thái hạt lựu đem hấp chín hoặc luộc chín.

2. Quả bơ bổ đôi, bỏ hạt, để một bên.

3. Đem cà rốt, khoai tây đã hấp chín cho sốt mayonnaise đậu phụ vào đánh đều rồi đổ vào chỗ lõm của quả bơ là được

Cách làm sốt mayonnaise đậu phụ

1.Cho đậu phụ và đường tinh thể vào máy xay đánh nhuyễn, trong quá trình xay cần dùng que khuấy để khuấy đều.

2. Mở nắp máy xay cho thêm nước chanh, bật máy, chỉnh tốc độ từ chậm dần dần chuyển tốc độ nhanh, bật 3 lần là xong ( cho thêm dưa chuột muối cắt lát mùi vị càng ngon)

Kiến thức nhỏ: canxi trong đậu phụ sẽ hấp thụ nhanh hơn trong môi trường axit của chanh, phòng ngừa bệnh loãng xương.

Canh khai vị rau xanh hấp

Cách chế biến này là một cách làm kỳ diệu "dùng nước thay cho dầu mỡ" . Trước tiên hấp chín nguyên liệu mà không cần dùng đến dầu mỡ để xào chín. Vì phần lớn dầu (đặc biệt là dầu oliu) qua nhiệt độ cao sẽ hydro hóa sản sinh ra chất có hại.

Nhưng điều cần chú ý là nếu muốn đạt tới tác dụng món ăn trị liệu vừa đẹp mắt mà lại dinh dưỡng thì khâu cho gia vị cũng phải thích hợp, không được có vị quá đậm đà.

Nguyên liệu:

Đậu phụ: 200g

Bông cải xanh: 1 cây

Nấm bào ngư: 1 cây

Dầu oliu: 2 thìa cà phê

Gia vị tự nhiên ưa thích lượng vừa đủ (ví dụ bột cà ri, bột thì là).

Cách làm:

1. Đem rau và đậu phụ cắt thành miếng nhỏ rồi đem hấp chín.

2. Hòa dầu oliu với hương liệu ưa thích rưới lên món ăn khi còn nóng là được (cũng có thể làm nóng hỗn hợp dầu oliu và hương liệu sau khi tắt bếp thì trộn đều với rau).

Mẹo: Phần lớn các hương liệu tự nhiên đều có thể giúp cho ấm cơ thể và tăng cường chức năng tiêu hóa, làm ấm dạ dày và tăng cường chức năng tiêu hóa. Mỗi người một lần chỉ nên dùng ½ thìa trà. Những người có thể trạng nóng thì nên tùy theo tình hình mà dùng ít, có thể dùng hạt cari để thay cho gừng.

Canh bí đao rong biển

Món canh này thích hợp đối với người bị bệnh tam cao nhất (cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao). Vì vậy, nó có tác dụng giúp đào thải độc tố và giảm béo. Rong biển là thực phẩm giàu kiềm giúp chúng ta cải thiện thể chất tính axit, thúc đẩy quá trình trao đổi chất.

Bí đao có chứa Tartronic acid có thể phòng ngừa béo phì, có tác dụng giảm cân. Vỏ và hạt của nó có giá trị dinh dưỡng cao, đem đun với nước có thể mát phổi tiêu đờm, hạ Cholesterol trong máu. Hạt bí đao ngoài tác dụng lợi tiểu ra còn có thể thúc đẩy sản sinh Interferon, tăng cường sức tự phục hồi.

Chế biến bí đao theo cách này có thể hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn.

Dinh dưỡng tốt có thể phòng ngừa bệnh: Hãy bắt đầu bằng cách tăng cường ăn chay! - Ảnh 4.

Món canh này thích hợp đối với người bị cao huyết áp, mỡ máu cao, đường huyết cao)

Nguyên liệu:

Bí đao : 450g

Rong biển (khô): 10g

Gừng: 2g

Muối: 1 thìa nhỏ

Dầu mè ép : 20ml.

Cách làm:

1.Bí đao để lại khoảng 150g ruột, còn lại 300g cả vỏ lẫn hạt đem hấp chín.

2. Rong biển rửa sạch cho thêm 800ml nước dùng đem đun, khi sôi thì vặn lửa nhỏ, rong biển và nước dùng để một bên.

3. Rong biển sau khi đun chín thì cho một ít dầu mè xào qua.

4. Lấy 300g bí đao cả vỏ lẫn ruột còn lại, muối, gừng và nước rong biển cho vào máy xay, xay 60 giây.

5. Mở nắp bình cho ruột bí đao còn lại và rong biển đã xào qua vào bắt đầu xay. Bật tốc độ thấp từ 1 chuyển dần đến tốc độ cao 10, bấm 3 lần để ruột bí đao và rong biển xay nhuyễn là được.

Mẹo: Món này là cách nấu món canh thực vật điển hình đặc biệt giới thiệu cho mọi người. Canh bí ngô cũng làm tương tự như vậy cho nên các bạn đừng bỏ đi hạt và vỏ bí ngô.

Những điều cấm kỵ:

1.Các loại tảo biển, rong biển: nhóm người mắc bệnh giáp trạng không cần kiêng tuyệt đối thực phẩm rong biển và muối iot. Điều mấu chốt là cần hiểu rõ nguyên nhân bệnh. Nếu triệu chứng là do cường giáp (biểu hiện đầu tiên là cường giáp), và bướu giáp nhân thì không nên ăn thực phẩm rong biển.

Nếu triệu chứng là do suy giáp gây nên (dấu hiệu đầu là tăng giảm) thì nên tăng các thực phẩm ongo biển thích hợp. Vì trong điều trị lâm sàng đã từng có trường hợp, đầu tiên là suy giáp nhưng sau đó do dùng thuốc điều trị dẫn đến cường giáp.

Ngoài ra khi đang dùng thuốc bắc có chứa cam thảo thì không nên ăn rong biển. Những người tì vị yếu, viêm dạ dày mãn tính thì nên ăn ít rong biển.

2.Cà rốt: Có một số người sau khi ăn cà rốt có biểu hiện vàng da, biểu hiện này không phải là tác dụng phụ của cà rốt mà là một loại biểu hiện sinh lý bình thường. Điều cần chú ý là, để tránh tình trạng này nên cách ngày ăn một lần. Thực ra tất cả các thực phẩm đều không nên ăn liên tục.

3.Quả bơ: Những người béo phì chú ý khống chế lượng dùng.

4. Gừng: Gừng tươi đã bị hỏng không nên ăn vì nó có độc tính cực mạnh (Safrole ), nó sẽ gây ra bệnh ung thư gan và ung thư thực quản. Ngoài ra, những người bị bệnh trĩ, táo bón, sưng đau họng không nên ăn gừng.

5. Khoai tây: Khoai tây đã mọc mầm và có màu xanh thì không nên ăn vì nó có chứa độc tố. Những người mắc bệnh tự miễn thì không nên dùng.

6.Các loại nấm: Những người bị viêm thận, ure huyết, tăng kali huyết, axit uric cao, gout, thường xuyên bị tê bì thì không nên dùng.

7.Yến mạch: Những người bị viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày tá tràng, người có thể trạng dị ứng nặng không nên dùng.

*Theo Huanqiu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại