Dính đòn tấn công như Su-25, cường kích A-10 của Mỹ cũng sẽ “tan xác pháo"

Trung Phạm |

Tên lửa vác vai không phải là hệ thống duy nhất mà A-10 phải lo sợ, vì bất cứ hệ thống pháo phòng không nào có cỡ nòng lớn hơn 23mm cũng đều có thể hạ gục nó.

Sự việc cường kích Su-25 Nga bị bắn rơi ngày 3/2 tại Syria cho thấy, các máy bay A-10 Thunderbolt II của Mỹ cũng đang phải đối diện với những nguy cơ tương tự.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga, chiếc Su-25 đã bị các tay súng phiến quân bắn hạ bằng một quả tên lửa từ hệ thống phòng không vác vai (MANPAD) trên địa bàn tỉnh Idlib, Syria. Phi công nhảy dù thoát khỏi máy bay an toàn nhưng khi tiếp đất lại phải chiến đấu với nhóm phiến quân bủa vây rồi dùng lựu đạn tự sát để tránh bị bắt giữ.

Cường kích Su-25 chính là loại máy bay mà Nga phát triển làm đối trọng với A-10 Thunderbolt II của Mỹ. Chúng đều là các chiến đấu cơ được bọc giáp hạng nặng, có khả năng tấn công bằng nhiều loại bom và tên lửa khác nhau.

Cả hai đều được trang bị súng máy cỡ nòng 30mm và thường đảm trách các sứ mệnh yểm trợ cho lực lượng bộ binh dưới mặt đất ở trần bay thấp. Chính ở những thời điểm hoạt động này các máy bay như A-10 và Su-25 rơi vào tình thế dễ gặp nguy hiểm nhất vì MANPAD không phát huy được hiệu quả với những mục tiêu ở độ cao trên 15.000 feet (4.600 m).

Dính đòn tấn công như Su-25, cường kích A-10 của Mỹ cũng sẽ “tan xác pháo - Ảnh 1.

Cường kích A-10 Thunderbolt II

A-10 đã tham chiến tại Syria từ năm 2015 nhưng tháng 1/2018 Mỹ vừa tuyên bố điều động máy bay này trở lại chiến trường Afghanistan.

"A-10 bị bắn hạ là kịch bản hoàn toàn có khả năng xảy ra", Justin Bronk, chuyên gia nghiên cứu về không lực và công nghệ Viện Các quân chủng Thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) cảnh báo, đồng thời nói thêm rằng "đây chính là điều mà quân đội các nước phương Tây từng lo lắng bấy lâu".

Theo Bronk, cả A-10 của Mỹ và Su-25 của Nga đều không được trang bị các radar có thể phát hiện tên lửa tầm nhiệt phóng lên từ các hệ thống phòng không vác vai mà chỉ có các bộ cảnh báo bị radar khóa (Radar Warning Receiver – RWC).

Như vậy, biện pháp phòng vệ duy nhất mà phi công lái A-10 có thể thực hiện là liên tục sục sạo mặt đất để xác định vị trí tên lửa phóng lên rồi sau đó tấn công đáp trả và bay đi.

So với Su-25 của Nga, A-10 của Mỹ có hai ưu điểm vượt trội: Chúng được bọc giáp dày hơn và được trang bị hệ thống xả khí gắn trên đuôi giúp ngăn chặn tên lửa tầm nhiệt tấn công. Tuy nhiên, Bronk cho rằng, đó cũng không phải là sự bảo đảm chắc chắn.

Dính đòn tấn công như Su-25, cường kích A-10 của Mỹ cũng sẽ “tan xác pháo - Ảnh 2.

Pháo tự hành ZU-23-2 của Nga

MANPAD không phải là hệ thống duy nhất mà A-10 phải lo sợ. Bất cứ hệ thống phòng không nào có đạn tên lửa cỡ nòng lớn hơn 23mm cũng đều có thể hạ gục A-10, chẳng hạn như pháo tự hành 2 nòng ZU-23-2 của Nga.

Theo Bronk, MANPAD, ZU-23-2 và nhiều hệ thống khác tương tự đang được IS và các nhóm khủng bố khác sử dụng rộng rãi ở Syria, trong khi thực tế này ở Afghanistan còn ít được biết đến hơn.

Năm 2010 từng xuất hiện nhiều hình ảnh cho thấy Taliban, hoặc đã sử hữu ZPU-1 (cỡ nòng 14,5mm) hoặc ZU-23-2. Vậy nên, mối lo ngại A-10 bị bắn hạ như Su-25 không phải là không có cơ sở.

Video giới thiệu cường kích A-10 Thunderbolt II

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại