Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình có 6 anh chị em ở vùng nông thôn của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Nhà nghèo nên tôi đã ra ngoài đi làm từ năm 16 tuổi.
Sau khi lấy chồng, sinh con, chi tiêu trong gia đình dần tăng lên. Nhờ sự giúp đỡ của người họ hàng, tôi đi làm công nhân cho một xưởng dệt trên thành phố. Dẫu công việc vất vả, thường xuyên phải tăng ca nhưng mức lương không tệ.
Làm việc chăm chỉ hơn 10 năm, lương của tôi cũng tăng lên. Tôi tưởng có thể gắn bó với công việc cho đến khi nghỉ hưu ở tuổi 55. Song đến 2016, xưởng dệt không kinh doanh được nên tôi bị sa thải.
Ở thời điểm đó, con trai duy nhất của tôi đã lên Quảng Châu học đại học. Do chi phí học tập và sinh hoạt của con quá lớn, lại không muốn sử dụng đến tiền tiết kiệm, tôi theo con lên thành phố để tìm công việc mới.
Do trình độ học vấn cũng thấp, tôi khó tìm được công việc với mức lương như trước đây. Sau khoảng 3 tuần tìm kiếm, tôi xin vào làm tạp vụ tại một công ty. Tuy công việc tương đối nhàn nhã nhưng tôi cảm thấy mức lương này không đủ để trả chi phí sinh hoạt nên đã nghỉ việc chỉ sau vài tháng.
Sau đó, tôi làm quản gia cho một gia đình giàu có. Công việc vất vả nhưng mức lương nhận được khá hậu hĩnh. Nhờ thế, tài khoản tiết kiệm của vợ chồng tôi ngày càng gia tăng.
Khi đó, con trai tôi cũng học xong chương trình đại học và quyết định ở lại Quảng Châu làm việc. Lương của cậu ấy không cao nên mỗi tháng tiết kiệm không được nhiều. Đi làm được hơn 1 năm, con trai tôi lấy vợ và mong mua được nhà.
Tuy nhiên, giá nhà ở Quảng Châu khi đó quá cao. Ngay cả khu ngoại ô, mức giá cũng lên đến 30.000 NDT/m2 (khoảng 102 triệu đồng). Xét theo mức lương của con trai tôi khi đó, việc con trai tôi mua được nhà ở Quảng Châu là rất khó.
Sau vài lần bàn bạc và để giảm áp lực trả nợ, vợ chồng con trai tôi quyết định mua nhà ở Huệ Châu - khu vực có giá nhà rẻ hơn đôi chút.
Mặc dù điều kiện của gia đình tôi không quá tốt. Nhưng sau một thời gian làm việc chăm chỉ, tôi và ông xã cũng tiết kiệm được 150.000 NDT (khoảng 513 triệu đồng). Vì thế, khi con trai mùa nhà, vợ chồng tôi mong muốn có thể hỗ trợ phần nào, ít nhất là tiền đặt cọc. Nếu vẫn chưa đủ, tôi cũng dự định sẽ vay thêm của người thân một ít nhằm gánh vác cùng con phần nào.
1 năm nay, sau một thời gian tham khảo đủ các căn hộ, con trai tôi đã chốt được 1 căn hộ ở Huệ Châu, có 3 phòng ngủ, 1 phòng khách với diện tích hơn 90m2. Theo đó, căn hộ này có giá 800.000 NDT. Số tiền cần đặt cọc trước là 200.000 NDT.
Sau khi nhận được thông tin này, tôi và ông xã gom tiền và đến nơi con trai thuê nhà để định cho 150.000 NDT. Trong lúc đang lướt hình ảnh căn hộ mà các con cho xem trước, tôi vui miệng nên nói rằng: “Giờ các con mua được nhà rộng rãi rồi. Sau này khi về hưu, bố mẹ có thể thỉnh thoảng lên đây chơi cả tháng mà không phải lo chỗ ngủ rồi”.
Nói vui là vậy song thực ra sau này khi về hưu, tôi cũng chẳng muốn quay lại đây. Bởi ở thành phố, tôi không có người thân nên cũng không biết trò chuyện với ai.
Tuy vậy, sau khi buông câu đùa đó, tôi bất ngờ với phản ứng không mấy vui vẻ từ con dâu. “Sau này nhà có thêm em bé, con nghĩ chưa chắc đã dự phòng để bố mẹ ở được”, con dâu tôi nói.
Sau khi nghe xong câu nói này, tôi khá tức giận. Tôi cố tình tiếp tục hỏi nếu đến ở vài ngày cũng không được sao. Không trả lời câu hỏi đó, con dâu tôi hỏi luôn liệu bố mẹ có thể vay mượn hay hỗ trợ được phần nào tiền nhà không.
Tôi do dự và lập tức rút lại ý định cho con số tiền 150.000 NDT. Tôi nói rằng điều kiện gia đình tương đối khó khăn. Bố mẹ lại chẳng có lương hưu. Nên số tiền còn lại chỉ đủ để sinh hoạt những năm cuối đời.
Sau khi nghe những lời đó, tôi thấy các con có chút không vui. Thú thật, khi muốn cho con trai khoản tiền này, vợ chồng tôi không mong cầu thứ gì cao quý. Chúng tôi chỉ muốn hỗ trợ lúc con lúc khó khăn để đón nhận được sự hiếu thảo của chúng về sau này. Song, khi nghe câu nói đó, tôi nghĩ mình cần có quỹ dự phòng cho bản thân ở năm tháng cuối đời.