Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RT-20P của Liên Xô. Nguồn: Sohu.
Ngày 17/12/1959, Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô ra Nghị quyết số 1384-615 về Cơ cấu chức năng của Bộ Tổng tư lệnh lực lượng tên lửa như một thành phần của lực lượng vũ trang Liên Xô, thành lập Quân chủng tên lửa chiến lược – một quân chủng hoàn toàn mới của lực lượng vũ trang Liên Xô.
Vị Tư lệnh đầu tiên là Mitrofan Ivanovich Nedelin nguyên là Tổng tư lệnh pháo binh khi đó, Phó Tư lệnh thứ nhất là Trung tướng Vladimir Fedorovich Tolubko, nguyên là Tổng Tư lệnh Quân đoàn Liên Xô đóng tại Đức.
Sau khi thành lập quân chủng mới, lực lượng này được biên chế như sau: cứ 3-4 tiểu đoàn tạo thành một Lữ đoàn tên lửa tầm trung, 5-6 tiểu đoàn tạo thành một Sư đoàn, 6-8 tên lửa đạn đạo tạo thành 1 lữ đoàn tên lửa xuyên lục địa, sau đó tùy theo yêu cầu tác chiến để gia tăng số lượng tên lửa, có thể tích hợp các Lữ đoàn thành Quân đoàn.
Sau đó, Quân chủng tên lửa chiến lược phát triển thành một Quân chủng với số lượng quân khổng lồ, biên chế đơn vị lớn nhất là quân đoàn tên lửa, như vậy Liên Xô đã thành lập bao nhiêu quân đoàn tên lửa, các quân đoàn này có bao nhiêu quân?
Quân đoàn tên lửa độc lập cận vệ số 3: Được thành lập tại Mazyr (thành phố ở Vùng Gomel, hiện nay thuộc Belarus) vào ngày 1/11/1959, phiên hiệu là Trường huấn luyện Pháo binh số 46. Tháng 6/1960, nơi đóng quân được chuyển đến thành phố Vladimir nằm trên sông Klyazma, cách Moscow 200 km.
Ngày 10/3/1962, phiên hiệu của đơn vị này được thay đổi thành Quân đoàn tên lửa độc lập cận vệ số 3. Về biên chế, Quân đoàn có 4 sư đoàn gồm: Sư đoàn tên lửa cận vệ số 7 đóng tại Tver Oblast, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 10 đóng tại Kostroma, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 28 đóng tại Kaluga Oblast, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 54 đóng tại Ivanovo Oblast.
Ngoài ra, Trường bắn Trung ương số 53 cũng gia nhập biên chế của Quân đoàn này vào năm 1969, đóng ở Arkhangelsk Oblast.
Ngày 8/6/1970 chính thức thay đổi phiên hiệu thành Tập đoàn quân tên lửa cận vệ số 27.
Sơ đồ bố trí của Quân đoàn tên lửa độc lập cận vệ số 3. Nguồn: Sohu.
Quân đoàn tên lửa độc lập số 5: Thành lập vào tháng 10/1957 tại Kirov Oblast theo dự án "Volga". Tháng 1/1959, được đổi thành Trường huấn luyện Pháo binh số 24, được biên chế 3 căn cứ gồm: Căn cứ sử dụng tác chiến số 21, Căn cứ sử dụng tác chiến số 33, Căn cứ xử lý kỹ thuật độc lập số 836.
Ngày 10/3/1961, trường huấn luyện này tiếp tục được đổi tên thành Quân đoàn tên lửa độc lập số 5, được biên chế 4 sư đoàn, gồm: Sư đoàn tên lửa số 8 đóng tại Kirov Oblast, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 18 đóng tại Kurgan Oblast, Sư đoàn tên lửa số 42 đóng tại Sverdlovsk Oblast, Sư đoàn tên lửa số 52 đóng tại Perm Oblast.
Tháng 10/1962, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 18 thay đổi phiên hiệu thành Trung đoàn tên lửa độc lập số 703, đến tháng 11/1964, được mở rộng thành Lữ đoàn Tên lửa 17. Tháng 6/1963, nó được hợp nhất thành Sư đoàn Tên lửa 14. Biên chế năm 1963 gồm: Sư đoàn tên lửa số 8, số 14, 42, 52 và Trung đoàn tên lửa độc lập 703.
Năm 1964 đưa vào biên chế Sư đoàn tên lửa số 60, sau đó từ tháng 2 – 4 năm 1965 lần lượt đưa vào biên chế Sư đoàn tên lửa số 13, 59.
Ngày 1/6/1965 Sư đoàn 13, 59, 60 được tái cơ cấu thành Quân đoàn tên lửa độc lập số 18, đến ngày 8/6/1970, thì hủy bỏ phiên hiệu này.
Quân đoàn tên lửa độc lập cận vệ số 7: Được thành lập tại Tyumen Oblast vào tháng 9/1959 với phiên hiệu là Trường huấn luyện số 27 của pháo binh, nguyên là một bộ phận của Sư đoàn 109 Bộ binh Cơ giới.
Ngày 10/3/1961 đổi phiên hiệu thành Quân đoàn tên lửa độc lập cận vệ số 7. Được biên chế 4 sư đoàn, gồm: Sư đoàn tên lửa cận vệ số 36 đóng tại Tomsk, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 39 đóng tại Novosibirsk Oblast, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 41 đóng tại Novosibirsk Oblast, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 49 đóng tại Omsk Oblast.
Tháng 6/1961, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 36 được chuyển giao cho Quân đoàn tên lửa độc lập số 8. Tháng 10/1962, Sư đoàn 49 chuyển giao cho đơn vị khác và nơi đóng quân được đổi thành Lida, Belarus.
Biên chế năm 1965 gồm: Sư đoàn tên lửa cận vệ số 38 đóng tại Turgai, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 39 đóng tại Novosibirsk Oblas, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 41 đóng tại Tyumen Oblast, Sư đoàn tên lửa số 57 đóng tại Semipalatinsk Oblast, Sư đoàn tên lửa số 62 đóng tại Krasnoyarsk, Lữ đoàn tên lửa số 10 đóng tại Tyumen Oblast, Lữ đoàn tên lửa số 32 đóng tại Tomsk, Trung đoàn tên lửa độc lập số 290 đóng tại Omsk Oblast.
Tháng 10/1965, Sư đoàn 57, 41 và 38 được chuyển giao cho Quân đoàn tên lửa độc lập số 24. Biên chế năm 1969 gồm: Sư đoàn tên lửa cận vệ số 39 đóng tại Novosibirsk, Sư đoàn tên lửa số 62 đóng tại Krasnoyarsk, Lữ đoàn tên lửa số 93 đóng tại Tyumen Oblast, Lữ đoàn tên lửa số 97 đóng tại Tomsk, Trung đoàn tên lửa độc lập số 290 đóng tại Omsk Oblast.
Ngày 8/6/1970 đổi tên thành Tập đoàn quân tên lửa cận vệ số 33.
Quân đoàn tên lửa độc lập số 8: Thành lập ngày 15/3/1961 tại Chita Oblast, được biên chế Sư đoàn tên lửa số 4 đóng tại Chita Oblast, Sư đoàn tên lửa số 47 đóng tại Chita Oblast. Tháng 6/1961 được biên chế thêm Sư đoàn tên lửa cận vệ số 36 đóng tại Krasnoyarsk.
Ngày 8/6/1970 đổi tên thành Tập đoàn quân tên lửa số 53.
Bản đồ bố trí Quân đoàn tên lửa độc lập cận vệ số 7. Nguồn: Sohu. |
Quân đoàn tên lửa độc lập số 9: Thành lập tại Primorsky Krai vào tháng 10/1959, với phiên hiệu là Trường huấn luyện pháo binh số 57, nguyên là một phần của Sư đoàn pháo binh đột phá số 38.
Ngày 10/3/1961 đổi phiên hiệu thành Quân đoàn tên lửa độc lập số 9, đóng tại Khabarovsk. Được biên chế Sư đoàn tên lửa số 27 đóng tại Amur, Sư đoàn tên lửa số 45 đóng tại Khabarovsk, Sư đoàn tên lửa số 60 đóng tại Birobidzhan.
Năm 1964, Sư đoàn 60 được chuyển giao cho Quân đoàn tên lửa động lập số 5, Trung đoàn tên lửa số 81 đổi thành Trung đoàn tên lửa độc lập số 81 đóng tại Khabarovsk.
Ngày 8/6/1970 hủy bỏ phiên hiệu.
Quân đoàn tên lửa độc lập số 18: Thành lập ngày 1/6/1965 tại Orenburg Oblast, được biên chế Sư đoàn tên lửa số 13 đóng tại Orenburg Oblast, Sư đoàn tên lửa số 59 đóng tại Chelyabinsk Oblast, Sư đoàn tên lửa số 60 đóng tại Saratov, Trung đoàn tên lửa độc lập số 481 đóng tại Akhtubinsk.
Ngày 8/6/1970 hủy bỏ phiên hiệu và đổi thành Tập đoàn quân tên lửa số 31.
Quân đoàn tên lửa độc lập số 21: Được thành lập ngày 1/6/1965 tại Zhambyl, được biên chế Sư đoàn tên lửa số 38 đóng tại Turgai, Sư đoàn tên lửa cận vệ số 41 đóng tại Altai Krai, Sư đoàn tên lửa số 57 đóng tại Semipalatinsk Oblast, Lữ đoàn tên lửa số 68 đóng tại Taldykorgan, Trung đoàn tên lửa độc lập số 185 đóng tại Samarkand.
Ngày 8/6/1970 giải tán phiên hiệu.