Dạ dày khó chịu, đau bụng: Khi ăn quá nhiều, cơ thể rơi vào trạng thái quá tải, hệ tiêu hóa, đặc biệt là dạ dày phải “gánh chịu” hậu quả đầu tiên khiến bạn thường xuyên muốn đi ngoài, thậm chí tiêu chảy. Để giải quyết vấn đề, bạn cần ăn chậm, nhai kĩ, hạn chế cảm giác thèm ăn. Nếu bạn bị đi ngoài, hãy uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất.
Tăng mạnh thân nhiệt: Theo các chuyên gia, khi bạn ăn nhiều, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ bị rối loạn, kéo theo nhịp tim tăng cao rất khó chịu. Ngoài ra, do dạ dày phải hoạt động hết công suất nên cơ thể tăng nhiệt hơn bình thường gây ra tình trạng vã mồ hôi nhiều. Thật không may là không có cách nào ngăn được tình trạng này, chỉ khi quá trình trao đổi chất trong cơ thể kết thúc, cảm giác khó chịu của bạn mới hết.
Đầy hơi: Khi ăn bạn sẽ nuốt cả một phần không khí vào cơ thể. Càng ăn nhiều thì lượng khí vào càng lớn. đặc biệt là khi bạn vừa sử dụng đồ uống có gas, cùng với lượng khí gas cơ thể sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ gây ra tình trạng đầy hơi rất khó chịu. Theo các chuyên gia, để phòng tránh bạn nên ăn chậm và nhai thật kỹ trong khi ăn.
Cảm thấy bồn chồn: Việc ăn quá nhiều sẽ gây rối loạn đồng hồ sinh học của bạn, kích thích cơ thể giải phóng ra hormone điều chỉnh giấc ngủ gây ra tình trạng mất ngủ và khiến cơ thể lâm trạng thái bồn chồn, khó chịu. Không chỉ có vậy, nếu ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều carb, thì cho dù trước đó bạn có ngủ đúng giờ thì cũng dễ bị tỉnh dậy lức nửa đêm vì khi đói lượng đường trong máu hạ xuống thấp.
Chóng mặt: Chóng mặt là hệ quả của việc bạn ăn quá nhiều. Theo các chuyên gia, để tiêu hết lượng thức ăn, cơ thể buộc phải đẩy nhanh quá trình trao đổi chất. Điều đó khiến cho nhịp tim tăng cao gây ra tình trạng chóng mặt, choáng váng. Để giảm bớt hiện tượng này, bạn cần ngồi nghỉ một lát sau khi ăn và tích cực uống nhiều nước.
Dễ bị lo lắng, cáu gắt và mất tập trung: Ăn quá nhiều khiến cơ thể phải tập trung làm việc hết công suất, xử lý lượng thức ăn “đồ sộ”. Khi ăn no, cơ thể bạn sẽ tiết ra hormone insulin để dự trữ lượng đường dư thừa cho những lúc đường huyết xuống thấp hoặc lúc cơ thể cần thêm năng lượng. Quá trình này sẽ khiến bạn rất khó chịu, dễ sinh ra những cơn cáu gắt, lo lắng và khó tập trung.
Hình thành bụng bia: Sự thay đổi dễ nhận thấy nhất khi bạn ăn quá nhiều đó là tăng kích thước vòng bụng. Điều này khiến một số người cảm tưởng như quần đang bị co lại và dạ dày đang phình to ra. Nhưng thực chất, đây là nguyên nhân khiến vòng 2 của bạn phát triển bất thường, dễ hình thành bụng bia do không thể kiểm soát lượng thức ăn tích trữ trong cơ thể.
Ăn quá nhiều cơm trắng khiến người Việt mắc bệnh tiểu đường gia tăng
Thói quen ăn uống nhiều chất bột đường, ít chất xơ khiến lượng đường tăng cao, đặc biệt là ăn quá nhiều cơm trắng sẽ làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường.