Tổng thống Mỹ và Nga đã đối thoại trực tiếp. Cuộc gặp diễn ra trong hơn 2 giờ đồng hồ mặc cho ban đầu nó được dự kiến khoảng tiếng rưỡi. Do đó, cuộc gặp cá nhân giữa ông Trump và Putin đã diễn ra hơn 40 phút so với dự kiến. Về những vấn đề mà hai nhà lãnh đạo thảo luận hiện vẫn là bí mật, bởi cuộc gặp được diễn ra trong phòng kín chỉ với sự tham dự của phiên dịch viên.
Kết quả đàm phán, Tổng thống Mỹ thông báo đó là “một sự khởi đầu tốt”.
Như chúng ta đã biết, trước khi bắt đầu cuộc họp, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi những tuyên bố. Ông Trump cho biết muốn thảo luận về các vấn đề liên quan tới thương mại và lĩnh vực quân sự.
“Hòa thuận với Nga – đó là điều tốt, không tệ chút nào” – Tổng thống Trump nói.
Về phần mình, ông Putin trả lời rằng, đã đến lúc cần có một cuộc thảo luận chi tiết về nhiều vấn đề, trong đó đi vào các điểm ‘nhức nhối’ trong các vấn đề của thế giới.
Theo cựu Đại sứ Mỹ tại Nga, giáo sư Đại học Stanford, ông Michael McFaul, ông Putin đang đi nhiều bước trong chính sách đối ngoại mà ông cho là hung hăng.
“Tôi cho rằng, hai nhà lãnh đạo chắc chắn phải thảo luậ về vấn đề vũ khí hạt nhân”.
Theo nhà quan sát người Nga, chuyên gia Andrei Kolesnhikov, đối với Nga thì cuộc đàm phán có rất nhiều ý nghĩa, nhưng ít ai mong đợi một thỏa thuận lớn sẽ đạt được sau đàm phán, tình hình cũng sẽ ít thay đổi.
“Chúng tôi nhớ đến cách mà cuộc gặp giữa ông Kim Jong-un và Trump đã kết thúc. Cuộc gặp này cũng sẽ kết thúc theo kịch bản như vậy. Ở đây không phải mọi thứ phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo tiến hành cuộc đàm phán. Ông Trump có quan hệ không hề đơn giản với các đồng minh của mình. Có những rào cản mà không thể vượt qua trong để biến cuộc gặp này trở thành một cuộc gặp lịch sử. Ông Trump cũng không thể thừa nhận Crimea, càng không thể phá bỏ cấm vận trừng phạt Nga. Sẽ không có một sự trao đổi nào. Ngoài sự bế tắc thì sẽ không có sự thành công nào của cuộc gặp. Mặt khác, những cái bắt tay – đó cũng là một bước tiến nào đó. Đó là một nền tảng chắc chắn cho quan hệ hai bên. Nhưng trên thực tế, cảm xúc là chưa đủ. Hai bên cũng chưa đạt được mức độ sẵn sàng như thời Nixon và Brezhnev. Nếu cuộc gặp không trở thành một bước để giảm căng thẳng, thì nó sẽ không có ý nghĩa gì đối với các vấn đề khác. Nguyên nhân nằm ở cả hai nhà lãnh đạo. Họ chưa sẵn sàng vì các vấn đề thế giới mà thay đổi quan điểm của mình. Đâu là nơi cực kỳ mong muốn có sự thay đổi nào đó? Tôi chưa thấy nơi nào cả” – chuyên gia này kết luận.