Khi hòa bình sau chiến tranh phát triển thành Chiến tranh Lạnh, năm 1951, biên giới nội bộ giữa Cộng hòa Liên bang Đức (FRG) - khi đó được gọi là Tây Đức - và Cộng hòa Dân chủ Đông Đức (GDR) đã bị đóng cửa.
Nhưng Berlin vẫn mở và thành phố trở thành tuyến đường chính được người Đức sử dụng để rời khỏi CHDC Đức, ước tính khoảng 3,5 triệu người vào năm 1961.
Để ngăn dòng người di cư, cảnh sát và quân đội Đông Đức đã xây Bức tường Berlin vào ngày 13/8/1961. Đông Đức tuyên bố Bức tường Berlin được xây dựng để ngăn chặn ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, nhưng khoảng 80 người cố gắng vượt qua Bức tường Berlin từ đông sang tây đã bị bắn và bị giết bởi những người lính biên phòng Đông Đức trong những năm mà nó tồn tại.
Bức tường không chỉ chia thành phố thành hai phần. Tây Berlin đã hoàn toàn đóng cửa với phần còn lại của thành phố và các vùng lân cận của Đông Đức, biến nó thành một 'hòn đảo' trong một vùng biển chính trị thù địch.
Bức tường đã trở thành một biểu tượng của sự chia rẽ về ý thức hệ của châu Âu, và nó là một nỗ lực đặc biệt đáng chú ý của phương Tây để chấm dứt Chiến tranh Lạnh: Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã kêu gọi người đồng cấp của Liên Xô, Mikhail Gorbachev, "xé bỏ bức tường này" trong một bài phát biểu tại Tây Berlin năm 1987.
Và cuối cùng, vào ngày 9/11/1989, rào cản giữa Đông và Tây Berlin, cấu trúc bê tông thực sự tượng trưng cho "Bức màn sắt" của Chiến tranh Lạnh đã bị đánh sập. Bức tường Berlin sụp đổ tượng trưng cho sự sụp đổ của Liên Xô, báo hiệu sự kết thúc của một thời kỳ căng thẳng và nguy hiểm rình rập thường xuyên trong lịch sử thế giới đã tồn tại kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai.
Ảnh: Romania-insider.
Nhưng nếu bức tường chưa bao giờ sụp đổ thì sao? Nhà sử học Frederick Taylor là một chuyên gia trong lịch sử hiện đại của Đức và đã viết về lịch sử bức tường được xây dựng, mở rộng và cách biên giới được kiểm soát trong gần 30 năm. Dưới đây là chia sẻ của ông về những gì có thể xảy ra nếu bức tường Berlin vẫn đứng vững.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Bức tường Berlin không sụp đổ?
Về cơ bản, nước Đức sẽ không khác gì so với bán đảo Triều Tiên bây giờ. Cách duy nhất để nó có thể vận hành là thông qua sự đàn áp quy mô lớn. Ông Taylor nghĩ rằng nếu bức tường không bị đánh sập, thì chúng ta sẽ có một Khối phương Đông khác với khối chúng ta có trong những năm 1980. Việc đầu tiên họ sẽ phải làm là phải ngăn chặn các cuộc cải cách của nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Sergeyevich Gorbachyov và nếu điều đó xảy ra có nghĩa là Chiến tranh Lạnh sẽ vẫn tiếp tục.
Nhà sử học Frederick Taylor. Ảnh: Frederick Taylor
Bạn có thể hình dung ra một kịch bản mà Bức tường Berlin vẫn đứng sừng sững và Đông Đức vẫn tồn tại như một quốc gia riêng biệt? Thật khó để tưởng tượng điều này, nhưng về mặt lý thuyết tôi cho rằng họ có thể đã đàn áp bất đồng chính kiến.
Có một vài lý do đằng sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Đầu tiên và đơn giản nhất là nền kinh tế Đông Đức không hoạt động. Họ có rất ít tài nguyên thiên nhiên và những vấn đề khủng khiếp cùng với sự thiếu khả năng.
Những năm 1970 và 1980, người Liên Xô đã ngừng bán dầu giá rẻ cho Đông Đức. Điều này gây ra nhiều vấn đề kinh tế. Có một số hình ảnh về các cửa hàng Đông Đức trong những năm 1960- 1980, họ đã cố gắng làm cho nó trông như thể mọi thứ đều tuyệt vời, nhưng không có gì nhiều để mua ngoại trừ củ cải.
Vào những năm 1970, Đông Đức đã được Tây Đức cho vay rất nhiều tiền, khiến họ trở nên phụ thuộc. Sau đó, Hiệp định Helsinki (là hành động cuối cùng của Hội nghị về An ninh và Hợp tác châu Âu tổ chức tại Helsinki, Phần Lan, trong tháng 7 và tháng 8/1975).
Ba mươi lăm quốc gia, bao gồm Mỹ, Canada và tất cả các nước châu Âu, ngoại trừ Albania và Andorra đã ký tuyên bố trong nỗ lực cải thiện quan hệ giữa phương Đông và phương Tây) được ký kết nhưng họ không thể thực sự cung cấp các quyền tự do mà họ đã hứa.
Họ luôn hô hào về phương châm: Suy nghĩ hướng về tương lai và tự do yêu thương, mà không phải trả bất kỳ chi phí nào cho việc đó. Mặc dù vậy, theo thời gian, có một số người dũng cảm ở Đông Đức đã yêu cầu các quyền tự do của Hiệp định Helsinki.
Cảnh đánh sập bức tường ngăn cách nước Đức. Ảnh: Internet
Nếu không sụp đổ, bức tường sẽ phát triển như thế nào?
Thật thú vị bởi vì người Đông Đức thực sự khá giỏi về điện tử cơ bản. Họ đã thành thạo trong việc kết hợp các phiên bản điện tử phương Tây rẻ hơn và họ đã có kế hoạch xây dựng Bức tường Berlin công nghệ cao, nó sẽ được trang bị tất cả các loại báo động để không cần các vệ sĩ có vũ trang vào năm 1990. Về cơ bản bạn sẽ có một hệ thống giám sát điện tử.
Tuy nhiên, trong khi đó là mục tiêu, sử gia Taylor không nghĩ họ có khả năng tài chính hay hậu cần để đạt được điều đó. Nếu phiên bản công nghệ cao này của Bức tường Berlin đã đi vào hoạt động, Đông Đức sẽ tồn tại không quá vài năm sau năm 1989. Vì số tiền khổng lồ họ cần phải bỏ ra để duy trì bức tường công nghệ cao mới sẽ dẫn đến sự kết thúc vào khoảng năm 1995.
Tây Đức sẽ được hưởng lợi gì, nếu Đông Đức còn tồn tại?
Trong một số mặt, nó có thể đã mang lại lợi ích cho Tây Đức vì nguồn lao động giá rẻ. Ở Đông Đức, từ sau những năm 1960, đã trở thành công xưởng sản xuất của phương Tây.
Ở Tây Đức, bạn có thể nhận được ảnh tráng sau 24h ngay từ máy ảnh của mình vì chúng sẽ được chuyển qua biên giới tới Đông Đức và gửi lại sau đó. Điều này cũng giống với hàng dệt may và các mặt hành kinh doanh khác. Vì vậy, có thể tưởng tượng ra một Đông Đức, với Bức tường Berlin công nghệ cao vẫn còn nguyên vẹn, sẽ là một thuộc địa kinh tế của Tây Đức.
Nó sẽ tái lập một chế độ Stalin để giữ cho mọi người im lặng. Việc bán tù nhân chính trị cho phương Tây cũng là một giao dịch có lợi nhuận rất lớn cho phương Đông, vì vậy điều đó có thể sẽ tiếp tục.
Trên thực tế, có tin đồn rằng họ đã bắt giữ mọi người chỉ để họ có thể kiếm được tiền từ việc bán lại họ.
Giả sử Bức tường Berlin sụp đổ, nhưng phần lớn người Đông Đức muốn vẫn là một phần của một quốc gia riêng biệt.
Đây có phải là tưởng tượng? Một vài người duy tâm lúc đó thực sự muốn thử một cách thứ ba - một nhà nước xã hội chủ nghĩa tự do.
Nhưng lý do duy nhất mà Đông Đức có thể có và nên có để có thể tồn tại thêm vài năm nữa là kinh tế. Sau khi thống nhất, tất cả các doanh nghiệp Đông Đức trước nay sống trong yên bình nay phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn diện từ phương Tây, còn những người trẻ tuổi có hoài bão thì như được trải thảm, đi thẳng vào Đông Berlin để tìm kiếm cơ hội.
Vì vậy, sau một vài năm điều chỉnh, với một số lợi thế, đặc quyền kinh tế và một liên minh chính trị lỏng lẻo, việc thống nhất hoàn toàn sẽ là một bến đỗ nhẹ nhàng hơn cho hầu hết mọi người. Với nhiều người Đông Đức thật là tồi tệ khi bức tường Berlin sụp đổ.
Thực tế là Đông Đức không thể sống được trong môi trường cạnh tranh khủng khiếp. Nhưng người Tây Đức đã giải cứu họ trước khi biên giới sụp đổ và một điều hiển nhiên khi bạn trả hóa đơn cho người khác, thì bạn sẽ có quyền lực đối với họ.
Nguồn: Livescience