Máy bay ném bom B-2 và máy bay tiêm kích F-22 cùng với 200 phi công đã được triển khai đến căn cứ liên hợp Pearl Harbor-Hickam, Hawaii vào ngày 10/1/2019 để hỗ trợ lực lượng Đặc nhiệm ném bom thuộc Bộ chỉ huy Chiến lược Mỹ.(Ảnh: Pacific Air Forces)
Các máy bay tàng hình ném bom chiến lược B-2 thường được triển khai tại khu vực Thái Bình Dương, trước đó, máy bay B-2 đã được triển khai đến căn cứ Andersen (đảo Guam). (Ảnh: Pacific Air Forces)
Các máy bay chiến lược của không quân Mỹ được triển khai tới Thái Bình Dương nhằm gửi thông điệp tới các đồng minh và đối thủ tiềm tàng của Mỹ, "24 giờ một ngày và 7 ngày một tuần, các chiến đấu cơ của Mỹ đang sẵn sàng bảo vệ đất nước và đồng minh". (Ảnh: Pacific Air Forces)
Vào tháng 10/2018, những chiếc máy bay B-2 được triển khai tới Hawaii, quân đội Mỹ nhấn mạnh việc triển khai nhằm tăng cường sự linh hoạt, phản ứng của Mỹ trước khả năng bị tấn công từ bất cứ nơi đâu trên thế giới (Ảnh: US Air Forces)
Máy bay ném bom B-2 Spirit có khả năng tàng hình và được xếp vào một trong những máy bay tấn công lớn nhất kho vũ khí của Mỹ. Nó đã có hơn 20 năm "thống trị" bầu trời. (Ảnh: US Air Forces)
Mặc dù có kích thước lớn nhưng máy bay ném bom B-2 có tiết diện phản xạ radar rất thấp khiến nó gần như vô hình trước các radar của kẻ thù. Cùng với khoang chứa vũ khí lớn sẽ giúp nó có khả năng thâm nhập và đe dọa những mục tiêu có giá trị nhất của kẻ thù. (Ảnh: Pacific Air Forces)
F-22 Raptor là một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không mà không quân Mỹ khẳng định "không có bất cứ máy bay nào trên thế giới có thể so sánh được". Không những vậy F-22 có thể thực hiện các nhiệm vụ đa dạng. (Ảnh: US Air Forces)
Theo đánh giá chung, bộ đôi chiến đấu cơ tàng hình này có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không tinh vi. (Ảnh: US Air Forces)
Với khả năng mang được nhiều vũ khí tấn công chính xác và uy lực của B-2 và F-22, chúng có thể tung ra đòn tấn công phủ đầu trước khi đối thủ kịp nhận ra chuyện gì xảy ra. (Ảnh: US Air Forces)