Điều bất ngờ khi quốc gia X bỏ ra 1 tỷ USD mua vũ khí!

Nguyễn Bình |

Báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI) cho thấy nhiều điều bất ngờ khi quốc gia X bỏ ra 1 tỷ USD mua vũ khí.

Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm (SIPRI) được đánh giá là một nguồn thông tin tham khảo uy tín hàng đầu thế giới về những động thái quân sự toàn cầu, với một loạt cơ sở dữ liệu ữu ích như chuyển giao vũ khí, ngân sách quân sự và thông kê về quy mô phát triển của công nghiệp quốc phòng của hầu hết các quốc gia.

Trong đó, cơ sở dữ liệu về chuyển giao vũ khí (Arms Transfers Database) của cập nhật và liệt kê tương đối đầy đủ và chi tiết về các hợp đồng mua sắm vũ khí cả về giá trị, số lượng lẫn tiến độ chuyển giao.

Căn cứ vào nguồn dữ liệu này, ta có thể hình dung với 1 tỷ USD chỉ để mua 1 loại vũ khí thì số lượng nhận được sẽ là bao nhiêu? Tất nhiên, đây chỉ là hợp đồng giả định, bên mua (tạm gọi là quốc gia X) "thuận mua", bên bán có thể là Nga, Mỹ, Anh, Pháp, Ý,... "vừa bán", không liên quan tới các yếu tố địa - chính trị - quân sự.

Đơn giá ở đây chỉ có ý nghĩa tham khảo dựa trên các hợp đồng mua vũ khí thực tế đã diễn ra trên thế giới và giá trị tính tại thời điểm đặt mua (nếu quy đổi vào thời điểm hiện tại theo tỷ giá cập nhật có thể sẽ khác).

Điều bất ngờ khi quốc gia X bỏ ra 1 tỷ USD mua vũ khí! - Ảnh 1.

Tiêm kích Mirage-2000 của Không quân Brazil mua lại từ Pháp.

Vũ khí đã qua sử dụng: 1 tỷ USD sắm thỏa thích!

Tiêm kích F-16C đã qua sử dụng: gần 67 chiếc với đơn giá 15 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Chile mua của Hà Lan, ký năm 2009.

Tiêm kích đa năng Mirage-2000, có nâng cấp hiện đại hóa: 80 chiếc với đơn giá 12,5 triệu USD theo hợp đồng Brazil mua của Pháp, ký năm 2005.

Trực thăng vũ trang Mi-35M: mua được 67 chiếc với đơn giá 15 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Azerbaijan ký với Nga năm 2010, nhiều khả năng là nâng cấp máy bay đã qua sử dụng.

Máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không Saab-340AEW đã qua sử dụng, có nâng cấp hiện đại hóa: hơn 8 chiếc với đơn giá 117 triệu USD/chiếc theo hợp đồng UAE mua của Thụy Điển.

Máy bay vận tải C-130E đã qua sử dụng: 79 chiếc với đơn giá 16,67 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Pakistan mua của Mỹ, ký năm 2004.

Tổ hợp tên lửa phòng không Patriot đã qua sử dụng (kèm tên lửa MIM-104A Patriot): hơn 16 tổ hợp với đơn giá 61,8 triệu USD theo hợp đồng Hàn Quốc mua của Đức, ký năm 2007.

Tàu ngầm lớp Ming (Type-035G) đã qua sử dụng, có nâng cấp hiện đại hóa: gần 10 chiếc với đơn giá 102 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Bangladesh mua của Trung Quốc, ký năm 2013, dự kiến giao 2016.

Xe tăng Leopard-2A4 đã qua sử dụng: 1.720 xe với đơn giá 581.000 USD/xe theo hợp đồng Chile mua của Đức, ký năm 2006.

Xe tăng cũ, nâng cấp lên chuẩn T-72UA1 (T-72E1): 1.390 xe với đơn giá 719 nghìn USD/xe theo hợp đồng Ethiopia ký với Ukraine năm 2011.

Điều bất ngờ khi quốc gia X bỏ ra 1 tỷ USD mua vũ khí! - Ảnh 2.

Tiêm kích Su-30MKI của Không quân Ấn Độ thực hành tiếp nhiên liệu trên không.

Vũ khí mới: 1 tỷ USD chẳng thấm vào đâu!

Tiêm kích JAS-39NG: mua được hơn 6 chiếc với đơn giá 161,11 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Brazil ký với Thụy Điển năm 2015, giao 2019-2024.

Tiêm kích F-16C Block 52M+: gần 14 chiếc với đơn giá 73 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Ba Lan mua của Mỹ, ký năm 2003.

Tiêm kích đa năng Su-30MKI: mua được 26 chiếc với đơn giá ước tính 38,6 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Ấn Độ ký với Nga năm 2001, giao hàng 2005-2019.

Máy bay tiêm kích trên tàu sân bay MiG-29K: mua được chừng 19 chiếc với đơn giá 51,72 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Ấn Độ ký với Nga năm 2010.

Máy bay tiêm kích Su-35S: mua được 12 chiếc với đơn giá 83,33 triệu USD/chiếc theo hợp động Trung Quốc ký với Nga năm 2015.

Máy bay huấn luyện phản lực Yak-130: mua được 66 chiếc với đơn giá 15,28 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Syria ký với Nga năm 2011, không có thông tin về số lượng đã chuyển giao.

Máy bay tiêm kích nhẹ L-159A: 100 chiếc với đơn giá 10 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Iraq mua của CH Séc, ký năm 2014.

Tiêm kích/huấn luyện T-50I: 22 chiếc với đơn giá 46 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Iraq mua của Hàn Quốc.

Trực thăng chiến đầu Tiger: hơn 22 chiếc với đơn giá 44,6 triệu USD theo hợp đồng Australia mua của Pháp, ký năm 2001.

Điều bất ngờ khi quốc gia X bỏ ra 1 tỷ USD mua vũ khí! - Ảnh 3.

Trực thăng chiến đấu Tiger.

Trực thăng nhẹ UH-72A Lakota: 115 chiếc với đơn giá 8,67 triệu USD/chiếc (bao gồm cả gói hỗ trợ kỹ thuật trong 20 năm) theo hợp đồng Mỹ mua của Đức, ký năm 2006.

Trực thăng vận tải NH-90 TTH: gần 23 chiếc với đơn giá 44,1 triệu USD/chiếc (bao gồm cả gói hỗ trợ kỹ thuật trong 10 năm và lắp ráp trong nước) theo hợp đồng Australia mua của Đức, ký năm 2006.

Trực thăng vận tải EC-725 Super Courgar: 24 chiếc với đơn giá 41,7 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Malaysia mua của Pháp, ký năm 2010.

Trực thăng vận tải Mi-17-V5: mua được chừng 52 chiếc với đơn giá 19,1 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Afghanistan ký với Nga thông qua tài trợ của Mỹ, ký năm 2013.

Trực thăng Z-9: 53 chiếc với đơn giá 18,83 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Bolivia mua của Trung Quốc, ký năm 2014.

Máy bay vận tải C-295: mua được 24 chiếc với đơn giá 40 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Philippines ký với Tây Ban Nha năm 2015.

Máy bay không người lái Hermes-900: 75 chiếc với đơn giá 13,3 chiếc theo hợp đồng Chile mua của Israel, ký năm 2011.

Tên lửa không đối không Derby: 800 quả với đơn giá 1,2 triệu USD/quả theo hợp đồng Ấn Độ mua của Israel, ký năm 2005.

Tên lửa không đối không R-27: 1.643 quả với đơn giá 683.000 USD/quả theo hợp đồng Ấn Độ mua của Ukraine, ký năm 2012.

Tên lửa không đối không RVV-AE: 1080 quả với đơn giá 926.000 USD/quả theo hợp đồng Ấn Độ mua của Nga, ký năm 2011.Bom điều khiển chính xác Pave Wave: mua được 9.600 quả với đơn giá 104,2 nghìn USD/quả theo hợp đồng Saudi Arabia mua của Anh, ký năm 2013.

Máy bay huấn luyện phản lực M-346: mua được 50 chiếc (không bao gồm động cơ) với đơn giá 20 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Israel ký với Italia năm 2012.

Trực thăng vũ trang nhẹ AW109P: mua được 104 chiếc với đơn giá 9,63 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Philippines ký với Italia năm 2013.

Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1: mua được 21 tổ hợp với đơn giá 47,9 triệu USD/tổ hợp theo hợp đồng Iraq ký với Nga năm 2012.

Tổ hợp pháo - tên lửa phòng không 2S6M Tunguska: 70 tổ hợp với đơn giá 14,3 triệu USD/tổ hợp theo hợp đồng Ấn Độ mua của Nga, ký năm 2005.

Tên lửa phòng không vác vai Igla-S: 9.000 quả với đơn giá 111.000 USD/quả theo hợp đồng Thái Lan mua của Nga, ký năm 2008.

Tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger: 9.000 quả với đơn giá 111.000 USD/quả theo hợp đồng Hy Lạp mua của Mỹ, ký năm 2000.

Tổ hợp radar cảnh giới đường không EL/M-2084: mua được hơn 53 tổ hợp với đơn giá 18,7 triệu USD theo hợp đồng Canada ký với Israel năm 2015, bắt đầu giao hàng từ 2017.

Tổ hợp radar cảnh giới nhìn vòng EL/M-2106NG: 86 bộ với đơn giá 11,67 triệu USD/bộ theo hợp đồng CH Dominica mua của Israel, ký năm 2010.

Tổ hợp radar cảnh giới nhìn vòng Ground Master-200: 43 tổ hợp với đơn giá 23,3 triệu USD/tổ hợp theo hợp đồng UAE mua của Pháp, ký năm 2013.

Tàu đổ bộ đệm khí Zubr: mua được gần 13 chiếc với đơn giá 78,75 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Trung Quốc ký với Ukraine năm 2009.

Xe tăng T-90S: 255 xe với đơn giá 3,92 triệu USD/xe theo hợp đồng Algeria mua của Nga, ký năm 2011.

Điều bất ngờ khi quốc gia X bỏ ra 1 tỷ USD mua vũ khí! - Ảnh 4.

Xe tăng T-90S.

Xe tăng Type-90-2/MBT-2000: 275 chiếc với đơn giá 3,64 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Baladesh mua của Trung Quốc, ký năm 2011.

Xe tăng T-84 Oplot: mua được 204 xe với đơn giá 4,9 triệu USD/xe theo hợp đồng Thái Lan ký với Ukraine năm 2011.

Pháo tự hành K9 (biến thể Vajra-T): mua được 133 khẩu với đơn giá 7,5 triệu USD/khẩu theo hợp động dự kiến Ấn Độ ký với Hàn Quốc.

Pháo tự hành 155mm PZH-2000: gần 136 khẩu với đơn giá 7,4 triệu USD/khẩu theo hợp đồng Hà Lan mua của Đức, ký năm 2005.

Pháo phản lực BM-30 Smerch: gần 86 tổ hợp với đơn giá 11,7 triệu USD/tổ hợp theo hợp đồng Turkmenistan mua của Nga, ký năm 2008.

Tổ hợp pháo phản lực Lynx: hơn 600 tổ hợp với đơn giá 1,67 triệu USD/tổ hợp theo hợp đồng Kazakhstan mua của Israel, ký năm 2006.

Pháo xe kéo XM-777 (bản M-777A2): mua được 271 khẩu với đơn giá 3,68 triệu USD/khẩu theo hợp đồng Australia ký với Anh năm 2012.

Pháo xe kéo LG-1 Mk-3 105mm: 625 khẩu với đơn giá 1,6 triệu USD/khẩu theo hợp đồng Colombia mua của Pháp, ký năm 2008.

Tên lửa chống tăng bắn qua nòng AT-11 trang bị cho xe tăng T-90: mua được 52.740 quả với đơn giá 18.960 USD/quả theo hợp đồng Ấn Độ ký với Nga ký năm 2013, trong đó có 15.000 quả sản xuất tại Ấn Độ.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-3F: mua được 325 xe với đơn giá 3,08 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Indonesia ký với Nga năm 2013.

Thiết giáp chở quân BTR-80A: 1.975 xe với đơn giá 506.000 USD/xe theo hợp đồng Kazakhstan mua của Nga, ký năm 2007.

Xe thiết giáp chở quân BTR-3E1: mua được 712 xe với đơn giá 1,4 triệu USD theo hợp đồng Thái Lan ký với Ukraine năm 2011.

Xe thiết giáp chở quân WZ-551B1: 1.538 chiếc với đơn giá 650.000 USD/chiếc theo hợp đồng Argentina mua của Trung Quốc, ký năm 2008.

Tên lửa chống tăng Kornet: 13.333 quả với đơn giá 75.000 USD/quả theo hợp đồng Thổ Nhĩ Kỳ mua của Nga, ký năm 2008.

Tên lửa chống tăng Spike-LR: 6.131 quả với đơn giá 163.000 USD/quả theo hợp đồng Tây Ban Nha mua của Israel, ký năm 2006.

Khinh hạm tên lửa tàng hình La Fayette ( Formidable): 8 chiếc với đơn giá 125 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Singapore mua của Pháp, ký năm 2000.Khinh hạm tên lửa MEKO-A200: hơn 3,5 chiếc với đơn giá 280 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Nam Phi mua của Đức, ký năm 1999.

Khinh hạm tên lửa F-22P: hơn 5 chiếc với đơn giá 187,5 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Pakistan mua của Trung Quốc, ký năm 2005.

Khinh hạm tên lửa tàng hình Sigma-105: mua được chừng 4,5 chiếc với đơn giá 220 triệu USD theo hợp đồng Indonesia ký với Hà Lan năm 2012, bao gồm cả chuyển giao công nghệ để Indonesia tự hoàn thiện trong nước.

Tàu ngầm Kilo-636.1: mua được chừng 3 chiếc tàu với đơn giá hơn 300 triệu USD/chiếc theo hợp đồng Việt Nam ký với Nga năm 2009.

Tên lửa diệt hạm SM-39 Block-2 Exocet dùng cho tàu ngầm Scorpene: 240 quả với đơn giá 4,17 triệu USD/quả theo hợp đồng Ấn Độ mua của Pháp, ký năm 2005.

Tên lửa diệt hạm Kh-35 Uran-E: mua được 833 quả với đơn giá 1,2 triệu USD/quả theo hợp đồng Turkmenistan ký với Nga năm 2013.

Tên lửa chống hạm RBS-15 Mk-3: 600 quả với đơn giá 1,67 triệu USD/quả theo hợp đồng Đức mua của Thụy Điển, ký năm 2012.

Hệ thống phỏng thủ cận chiến Goalkeeper: gần 93 hệ thổng với đơn giá 10,8 triệu USD theo hợp đồng Hàn Quốc mua của Hà Lan, ký năm 2003.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại