Quốc gia NATO cho phép Ukraine vượt lằn ranh đỏ tấn công lãnh thổ Nga: Bộ trưởng Quốc phòng Phần Lan Antti Hakkanen cho biết, không giống như "các quốc gia lớn hơn" áp đặt hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí tầm xa cung cấp cho Kiev, Phần Lan không đặt ra bất kỳ giới hạn nào.
"Những quốc gia lớn hơn đã cung cấp các hệ thống tên lửa tầm xa và tất nhiên họ có tiếng nói về cách chúng có thể được sử dụng", ông Hakkanen nói.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng thuộc Quốc hội Phần Lan - ông Jukka Kopra cũng xác nhận với kênh truyền hình Yle rằng Helsinki "không đặt ra những giới hạn như vậy và Ukraine có quyền sử dụng các vũ khí này nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Nga".
Tuyên bố này tương tự như tuyên bố của Estonia - một thành viên NATO. Phát biểu với Yle ngày 28/2, chỉ huy tương lai của Lực lượng Phòng vệ Estonia Andrus Merilo cho rằng việc giới hạn Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây tại những vùng lãnh thổ mà Kiev tuyên bố chủ quyền là một "sai lầm".
Điện Kremlin: Anh can thiệp trực tiếp vào xung đột ở Ukraine: Trả lời câu hỏi của hãng tin RTVI về bài báo của Times cho rằng Đô đốc Tony Radakin - Người đứng đầu lực lượng vũ trang Anh đã giúp "lên kế hoạch chiến đấu" cho Ukraine, ông Peskov cho biết: "Nhìn chung, việc Anh thực sự cung cấp các hình thức hỗ trợ khác nhau cho Ukraine không phải là bí mật. Những người trên thực địa và tình báo tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột này", ông Peskov nói.
Hãng tin trên của Anh cũng dẫn nguồn tin quân sự Ukraine cho biết, ông Radakin "được cho là đã giúp Ukraine thực hiện chiến lược phá hủy các tàu chiến của Nga và mở cửa Biển Đen", đồng thời "được coi là đã đóng vai trò điều phối hỗ trợ từ các lãnh đạo cấp cao khác trong NATO".
Đô đốc Anh đã thăm Kiev và gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky để thảo luận về chiến lược của Ukraine cũng như các cách thức mà phương Tây có thể hỗ trợ. Điện Kremlin không có thông tin cụ thể về ông Radakin nhưng "có lẽ quân đội của chúng tôi biết", ông Peskov cho hay.
Tổng thống Pháp Macron lên tiếng sau phát biểu về khả năng gửi quân đến Ukraine: Phát biểu bất ngờ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về khả năng phương Tây gửi quân đến Ukraine tiếp tục gây ra những tranh cãi tại Pháp và châu Âu những ngày qua. Hầu hết các đảng phái đối lập tại Pháp chỉ trích ông Macron đã có phát ngôn thiếu trách nhiệm, trong khi gần 70% người Pháp phản đối đối đầu trực tiếp với Nga.
Hầu hết lãnh đạo các nước phương Tây và NATO đều lên tiếng phản đối phát biểu nhà lãnh đạo Pháp về chủ đề được coi là cấm kỵ tại châu Âu, khẳng định sẽ không gửi quân đến Ukraine, trong khi Anh dù thừa nhận sự hiện diện của một số quân nhân tại Ukraine nhưng cho biết không muốn “đi xa hơn”.
Trong động thái xoa dịu đưa ra sau đó, Văn phòng Tổng thống Pháp giải thích vấn đề không phải là gửi quân đến chiến đấu bên cạnh quân đội Ukraine mà là tham gia hỗ trợ trong một số nhiệm vụ nhất định như rà phá bom mìn hoặc giám sát biên giới với Belarus để Ukraine tập trung toàn lực ở tiền tuyến.
Thủ tướng Estonia: NATO phải cân nhắc mọi lựa chọn để giúp Ukraine đánh bại Nga: Thủ tướng Estonia Kaja Kallas cho rằng các nhà lãnh đạo NATO nên cân nhắc "mọi thứ" khi thảo luận về cách thức ngăn cản Nga giành chiến thắng trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Bà Kallas đưa ra tuyên bố trên trong cuộc trả lời phỏng vấn với Politico khi được hỏi về những nhận định gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về khả năng phương Tây đưa quân vào Ukraine.
Không có quốc gia phương Tây nào cam kết đưa quân tới Ukraine và Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã tuyên bố việc phương Tây đưa quân vào cuộc xung đột này sẽ dẫn đến cuộc đối đầu trực tiếp không thể tránh khỏi giữa NATO và Nga.
Nga lợi dụng “điểm yếu chí mạng” của Ukraine, liên tiếp giành thêm lãnh thổ: Lực lượng Ukraine không có hệ thống phòng thủ nhiều lớp với các công sự kiên cố trải dài theo tiền tuyến. Đây là điểm yếu chí mạng mà Nga đang tận dụng để liên tục giành lãnh thổ trong thời gian qua bất chấp nỗ lực phòng vệ của Ukraine. Các chuyên gia tình báo phương Tây cho rằng, Moscow đang tận dụng tình hình chiến trường hiện tại và giành thêm lãnh thổ trước khi Ukraine có thể thiết lập hệ thống phòng thủ mới trong khu vực.
Liệu NATO có đủ sức đương đầu với Nga trên chiến trường Ukraine?: Xung đột Ukraine càng khốc liệt và kéo dài, người ta càng lo ngại về khả năng đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO trên chiến trường này. Thực lực quân sự của NATO đang là điều được chú ý vào lúc này. Các nước thành viên NATO lo ngại rằng việc trực tiếp đối đầu với quân Nga ở Ukraine sẽ có rủi ro dẫn tới một cuộc leo thang xung đột trên quy mô lớn trong bối cảnh Tổng thống Nga Putin và các cộng sự thường xuyên cảnh báo rằng Nga có thể dùng tới vũ khí hạt nhân nếu nổ ra xung đột lớn hơn.