Với động cơ cải tiến, J-20 được nói là có thể đạt vận tốc Mach 2.0, tầm bay 6.000 km, trần bay 20.000 mét. Nhưng việc thay đổi động cơ đã làm trì hoãn chủ trương áp dụng rộng rãi loại máy bay này, và đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến việc sửa đổi động cơ WS-10C trong năm ngoái.
Bất chấp những trở ngại, phiên bản cải tiến J-20B vẫn được đưa vào sản xuất hàng loạt từ tháng 6 năm 2020. CAC hiện có 4 dây chuyền sản xuất đang hoạt động và mỗi dây chuyền có khả năng sản xuất một chiếc J-20B/tháng.
Tiêm kích Chengdu J-20, còn được gọi là "Mãnh Long”, là máy bay chiến đấu đa năng một chỗ ngồi, hai động cơ, hoạt động trong mọi thời tiết được phát triển với mục tiêu chiếm ưu thế trên không với khả năng tấn công chính xác.
Đây là sản phẩm của Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thành Đô (CAC) của Trung Quốc. Tiêm kích tàng hình J-20 đi vào hoạt động từ tháng 3 năm 2017 và đơn vị chiến đấu J-20 đầu tiên được thành lập vào tháng 2 năm sau.
Hiện tại, trên thế giới chỉ có một số mẫu tiêm kích thế hệ thứ 5 sẵn sàng chiến đấu. Hai trong số đó là do Mỹ chế tạo, bao gồm F-22 Raptor của hãng Lockheed Martin, được đưa vào phục vụ trong Không quân Mỹ từ năm 2005; và F-35 Lightning II, cũng do Lockheed Martin chế tạo, được đưa vào phục vụ từ năm 2015.
Trong khi đó, tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga được đưa vào biên chế từ tháng 12 năm 2020.
Ban đầu, khi được giới thiệu, tiêm kích J-20 được trang bị động cơ AL-31F do Nga sản xuất, mặc dù hồi tháng 1, Bắc Kinh đã tuyên bố ngừng sử dụng những động cơ nhập khẩu đó để chuyển sang động cơ WS-10C được sản xuất, nâng cấp trong nước. Đây là một phiên bản sửa đổi của dòng động cơ WS-10.
trong khi việc sử dụng công nghệ sản xuất trong nước là chủ trương lâu dài của Trung Quốc, một vấn đề khác là Moscow đã gây áp lực buộc Bắc Kinh mua thêm máy bay chiến đấu Su-35 như một phần của thỏa thuận liên quan đến động cơ AL-31F - và quân đội Trung Quốc không mấy ấn tượng với radar, hệ thống định vị và các thành phần điện tử khác trên Su-35, theo bài của South China Morning Post.
Quyết định sử dụng WS-10C cũng được đưa ra do thất bại với động cơ WS-15 của Trung Quốc, loại động cơ tỏ ra không đáng tin cậy trong lần đánh giá cuối cùng vào năm 2019.
Với động cơ cải tiến, tiêm kích tàng hình J-20 được nói là có thể đạt vận tốc Mach 2.0, tầm bay 6.000 km, trần bay 20.000 mét.
Nhưng việc thay đổi động cơ đã làm trì hoãn chủ trương áp dụng rộng rãi loại máy bay này, và đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến việc sửa đổi động cơ WS-10C trong năm ngoái. Bất chấp những trở ngại, phiên bản cải tiến J-20B vẫn được đưa vào sản xuất hàng loạt từ tháng 6 năm 2020.
CAC hiện có 4 dây chuyền sản xuất đang hoạt động và mỗi dây chuyền có khả năng sản xuất một chiếc J-20B/tháng. Theo Economic Times, tính đến tháng này, ít nhất 40 chiếc J-20 đã được sản xuất và Trung Quốc có thể đạt mục tiêu có khoảng 200 chiếc vào năm 2027.
Theo National Interest, Trung Quốc có khả năng sẽ xuất khẩu J-20 sang các nước ở Trung Đông, Mỹ Latinh, Đông Nam Á và châu Phi. Pakistan được coi là một trong những quốc gia bày tỏ quan tâm đến việc mua J-20.
Lớn hơn Sukhoi Su-57, J-20 được mô tả là có nhiều đặc điểm của F-22 Raptor. Một số người cho rằng nguyên mẫu ban đầu của dòng J-20 trông giống như sự giao thoa giữa Su-57 và F-22.
Nó có thân máy bay kết hợp với tiết diện phản xạ radar thấp, cửa hút gió thấp và cánh phụ kiểu cánh vịt (canard).
J-20 sử dụng hệ thống bay fly-by-wire hiện đại, sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) để hỗ trợ phi công với thông tin mục tiêu, được truyền trở lại hệ thống điều khiển hỏa lực.
Chiếc tiêm kích Trung Quốc có 4 khoang chứa vũ khí, trong đó có hai khoang nhỏ hơn ở hai bên cửa hút động cơ có thể chứa các loại tên lửa không đối không tầm ngắn như PL-10; hai khoang lớn hơn được đặt bên dưới thân máy bay và theo các nguồn tin khác nhau có thể mang tổng cộng 4 tên lửa không đối không tầm xa.
J-20 cũng có bốn điểm cứng bên ngoài có thể mang thêm vũ khí hoặc thùng nhiên liệu.
Đã một thập kỷ trôi qua kể từ khi chiếc J-20 thực hiện chuyến bay đầu tiên và Bắc Kinh rõ ràng vẫn đang tiếp tục cải tiến loại máy bay này