Điểm yếu chí tử của tên lửa R-27T lộ diện qua vụ "vồ hụt" F-16 đêm qua

Chí Linh |

Chẳng phải ngẫu nhiên mà phiên bản tên lửa R-27T sử dụng đầu dò hồng ngoại đang bị Không quân Nga thay thế bằng các biến thể mới của R-73, dù cho tầm bắn của nó ngắn hơn đáng kể.

Vào đêm qua, lực lượng vũ trang Houthi lại tiếp tục dùng tên lửa không đối không R-27T hoán cải thành đạn đất đối để nhắm bắn vào 2 chiếc F-16 của Không quân Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất - UAE hoạt động trên bầu trời thủ đô Sanaa của Yemen.

Tuy nhiên trái với lần bắn trúng chiếc F-15 của Saudi Arabia mới đây, lần này tên lửa R-27T đã bị trượt mục tiêu, trong đó các nhược điểm của nó đã bị bộc lộ khá rõ ràng.

Nếu như nhận định ban đầu cho rằng đầu dò của R-27T bị đánh lừa bởi mồi bẫy nhiệt mà chiếc F-16 phóng ra là điều không có gì quá bất thường, bởi vì một loại tên lửa tiên tiến hơn là AIM-9X Sidewinder của Mỹ cũng từng bị mất mục tiêu vì các biện pháp gây nhiễu của Su-22 Syria thì đoạn video quay bằng camera ảnh nhiệt sau đó đã cho thấy rõ hơn điểm yếu của loại đạn này.

Điểm yếu chí tử của tên lửa R-27T lộ diện qua vụ vồ hụt F-16 đêm qua - Ảnh 1.

Tên lửa R-27T bắn trượt tiêm kích F-16 của UEA dù cho đã tiếp cận ở tư thế bắn đón

R-27T là phiên bản sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại, đây là biến thể sửa đổi từ dòng R-27R mang đầu dò radar chủ động, mọi thành phần còn lại của đạn từ động cơ, đầu đạn cho tới kết cấu cánh lái đều không có gì khác biệt.

Tuy rằng tầm bắn của R-27T cao hơn tất cả các loại tên lửa nhiệt hiện nay nhưng vũ khí này lại chẳng được Không quân Nga tin dùng bằng loại R-73, nguyên nhân được giải thích chủ yếu nằm ở khả năng cơ động của R-27 quá thấp.

Hiện nay các loại tiêm kích thế hệ 4 tối tân đều có khả năng chịu quá tải ở mức 9G, cho nên dẫn tới yêu cầu tên lửa tầm ngắn dùng cho không chiến quần vòng cự ly gần phải có chỉ số G ở mức 50 - 60 để bảo đảm xác suất diệt mục tiêu tối ưu.

Còn đối với R-27, mức độ linh hoạt của nó có vấn đề lớn khi chỉ số chịu quá tải dừng lại ở mức 8G, tức là thua cả độ cơ động của máy bay tiêm kích, nếu vậy việc bắn trượt là điều đương nhiên.

Điểm yếu chí tử của tên lửa R-27T lộ diện qua vụ vồ hụt F-16 đêm qua - Ảnh 2.

Tên lửa không đối không R-27T - Phiên bản R-27 sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại

Dựa trên hình ảnh cắt ra từ đoạn video, có thể nhận thấy rằng quả tên lửa R-27T đã được khai hỏa ở vị trí bắn đón đầu chiếc F-16, đáng lẽ ra khi chiếm được góc thuận lợi thì máy bay chiến đấu của UAE sẽ không có cơ hội thoát thân, nhất là khi nó chẳng còn mồi bẫy nhiệt.

Tên lửa R-27T tấn công F-16 của UAE trên bầu trời Thủ đô Sanaa

Tuy nhiên kết quả gây thất vọng khi tên lửa R-27T sau khi thực hiện cú ngoặt đổi hướng đã bị chiếc F-16 bỏ lại phía sau, nguyên nhân chẳng gì khác ngoài việc độ cơ động của quả đạn không được tốt.

Kết quả thực chiến trên là một trong những lời giải thích vì sao tầm bắn rất lớn, tốc độ cao nhưng R-27T lại bị R-73 chiếm vị trí vũ khí không chiến tầm ngắn chủ lực của Không quân Nga.

Tên lửa không đối không R-27 và R-73 trên tiêm kích MiG-29

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại