Điểm rủi ro khi Mỹ làm cảnh sát thế giới

Việc Mỹ có mặt ở tất cả các điểm nóng trên thế giới nhằm bảo đảm an toàn cho hành tinh hay chính là cội nguồn của mọi cuộc xung đột?

Các hành động thiếu trách nhiệm của Mỹ khi tham gia vào các cuộc xung đột như các điểm nóng trên thế giới có thể đẩy chúng ta vào cuộc xung đột mới.

Nếu một ngày nào đó nhân loại phải chịu đau thương từ chiến tranh thế giới thứ ba thì khả năng lớn nó sẽ bắt đầu ở xa đất nước Mỹ.

Nó có thể bắt đầu ở các nước vùng Baltic, vùng biển Nam Trung Hoa, trong vùng Vịnh Ba Tư, hay ví dụ như là Syria, nơi mà Washington vẫn hàng ngày “phô diễn”.

 Điểm rủi ro khi Mỹ làm cảnh sát thế giới  - Ảnh 1.

Hoa kỳ, nguồn gốc của các cuộc xung đột

Việc triển khai các lực lượng vũ trang ở các nước khác và các điểm nóng trên toàn thế giới của Mỹ, có thể gây nguy hiểm cho chính công dân Mỹ.

Theo Nation Interest, tất cả các nhà cầm quyền Mỹ đều không ngừng khiêu khích sức mạnh quân sự của các nước khác.

Gấu Nga

Các quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc thường cáo buộc Nga với kho vũ khí hạt nhân khổng lồ như một mối đe dọa đối với Hoa Kỳ. Vì điều này mà những lập trường đối lập giữa Nga và Mỹ ở Syria đang gây ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người Mỹ.

Tuy nhiên nguy cơ các cuộc xung đột sẽ không chỉ dừng lại ở khu vực Syria. Trên tờ Nation Interest đã lưu ý rằng, những hành động như máy bay phản lực chiến đấu của Nga đã bay cách khoảng 10 feet so với máy bay do thám của Hải quân Mỹ trên Biển Đen.

Sáu tháng trước, để phản ứng lại các cuộc tập trận hung hăng của NATO trên Biển Baltic gần Hạm đội Baltic, máy bay Nga đã “rú” báo động tàu khu trục của Hải quân Mỹ. Hoa Kỳ sau đó đã thông báo rằng, họ có toàn quyền bắn hạ các máy bay.

Rõ ràng những hành động như thế này hoặc tương tự rất có thể là nguyên nhân dẫn tới cuộc xung đột lớn.

Sự phẫn nộ của Iran

Nửa đầu năm nay, tại Vịnh Ba Tư Hải quân Mỹ đã ghi nhận 19 trường hợp đụng độ nguy hiểm với tàu Iran. Trong thời gian này vào năm 2015 đã có 10 trường hợp. Và thêm 11 trường hợp tương tự trong tháng bảy và tháng tám.

Tờ Nation Interest cũng đã nhắc đến sự kiện “nổi tiếng” nhất xảy ra trong tháng một năm nay, khi các tàu chiến Iran bắt giữ 10 thủy thủ của Hải quân Mỹ ngay sau khi họ đi lạc vào lãnh hải Iran.

Sau đó là mâu thuẫn về việc Iran phát triển kho vũ khí hạt nhân của mình. Sau nhiều lần đàm phán cuối cùng gần đây chính quyền Obama đã ký một thỏa thuận hạt nhân với Iran, trong đó đã quyết định “không thổi phồng lên” rắc rối.

Mặc dù Iran không phải là một cường quốc hạt nhân nhưng nước này có thể trở thành một mối đe dọa đối với các nước trong khu vực và Mỹ.

Nếu xảy ra xung đột, họ sẽ sử dụng, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Israel hoặc các mỏ dầu ở Ả Rập, và kiểm soát toàn bộ Vịnh Ba Tư.

“Trò chơi” với Trung Quốc

Lực lượng Không quân và Hải quân Mỹ cũng tham gia vào cuộc đối đầu nguy hiểm với Trung Quốc. Các trường hợp có nguy cơ gây ra xung đột liên tiếp được ghi nhận vài lần trong 1 tháng.

Trung Quốc hiện là quốc gia phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực quân sự, trong đó có kho vũ khí hạt nhân, tờ Nation Interest cho biết.

Vào cuối tháng Mười, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã phản đối việc tàu khu trục “Arleigh Burke” đi gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông.

Người Trung Quốc đã tuyên bố rằng, họ sẽ gia tăng lực lượng Không quân và Hải quân của họ để bảo vệ chủ quyền và an ninh của đất nước.

Cũng trong mùa hè năm nay, các máy bay chiến đấu Trung Quốc đã chặn hai máy bay trinh sát không quân Mỹ ngoài khơi bờ biển của Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã lên án hành động của Trung Quốc, gọi đây là hành động không an toàn, và coi Trung Quốc là một mối đe dọa đối với các hành động của Mỹ.

Tờ Nation Interest cũng lưu ý rằng, các cuộc đụng độ tương tự ở thời điểm hiện tại với Trung Quốc được chính phủ Mỹ coi là phổ biến. Nhưng nên nhớ rằng, năm 2001 hai máy bay chiến đấu Trung Quốc đã chặn 3 máy bay trinh sát Mỹ. Phi công Trung Quốc “thao diễn” quá gần với máy bay Mỹ và mắc vào nó. Các phi công đã thiệt mạng khi buồng lái bị phá hỏng.

Máy bay do thám của Mỹ bị hư hỏng nặng buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam.

Nhà phân tích địa chính trị Michael Moran nói rằng, tất cả hành động xảy ra trên chứng minh một điều đơn giản: sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, các mạng lưới tình báo Mỹ đã trở nên quá lớn và nguy hiểm, việc có mặt ở tất cả các điểm nóng trên thế giới là nguyên nhân dẫn đến tình hình như hiện nay.

Các vấn đề về hoạt động gián điệp

Cuộc xung đột đầu tiên nổi tiếng do các hoạt động gián điệp trên không xảy ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi Liên Xô bắn hạ một máy bay do thám của Mỹ vào năm 1960.

Kết quả là, triển vọng về thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân trong hội nghị thượng đỉnh quốc tế đã bị “trật đường ray”.

Kể từ đó, tốc độ cũng như khả năng tác chiến của các chuyến bay do thám của Mỹ đã tăng mạnh, bất chấp sự giám sát của các vệ tinh.

Không ít lần các quốc gia đã bắn và tịch thu máy bay giám sát của Mỹ nhưng họ vẫn tiếp tục “ngựa quen đường cũ” thực hiện nhiêm vụ do thám của mình.

Tờ Nation Interest nhấn mạnh rằng, các chuyến bay gián điệp ở Trung Quốc đã lấy đi một mạng người, nhưng lịch sử cho thấy rằng các rủi ro có thể lớn hơn nhiều. Đặc biệt là trong những thời điểm căng thẳng chính trị.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại