1. Mùi cơ thể và mồ hôi
Một số bộ phận cơ thể như bàn chân, bàn tay và vùng dưới cánh tay thường có xu hướng đổ mồ hôi và bốc mùi khó chịu ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của bạn. Để khắc phục rắc rối này, các chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn quần áo có chất liệu tự nhiên như bông hoặc cotton, đồng thời bạn nên thường xuyên thay quần áo và tắm thường xuyên vào những ngày nóng.
Một mẹo nhỏ khác để giảm bớt lượng mồ hôi cũng như mùi cơ thể tiết ra là thay thế cà phê bằng trà xanh. Dùng chất khử mùi hoặc sản phẩm chống mồ hôi cũng phát huy hiệu quả tốt.
2. Nổi mụn sau khi cạo, tẩy lông
Hẳn bạn không còn lạ gì với những nốt mụn ở những lỗ chân lông sau khi cạo, đặc biệt là ở vị trí nhạy cảm như vùng bikini và nách. Để giảm triệu chứng đỏ, sưng và ngứa, các chuyên gia khuyên bạn có thể trộn một vài giọt tinh dầu oải hương với kem dưỡng da sau cạo, áp dụng lên vùng bị mẩn đỏ.
3. Kích ứng da
Các trang phục phổ biến mùa hè như váy ngắn hoặc quần short có thể gây ích ứng trên phần đùi. Để ngăn ngừa triệu chứng này, hãy thường xuyên dưỡng ẩm cho da bằng các dung các loại kem chứa vitamin C và E tự nhiên.
Tắm nước ấm cũng giảm giảm bớt triệu chứng kích ứng da. Tuyệt đối không chườm đá ở các khu vực da mẫn cảm vì nó có thể gây bỏng lạnh, tê cóng.
4. Côn trùng cắn
Vào mùa mưa, độ ẩm tăng cao là điều kiện thích hợp để các loại côn trùng sinh sôi phát triển. Một số người phải đối mặt với tình trạng ngứa, dị ứng nghiêm trọng khi bị côn trùng đốt. Cách tốt nhất để ngừa côn trùng đốt là đóng kín cửa, dùng tinh dầu đuổi muỗi, giữ vệ sinh khu vực xung quanh nhà sạch sẽ.
5. Bụi
Bụi phát tán từ môi trường xung quanh có thể là một trong những nguyên nhân gây dị ứng và hen suyễn. Để giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ và đảm bảo cơ thể khoẻ mạnh, hãy hút bụi ít nhất 1 tuần mỗi lần, thay và giặt ga giường hàng tuần.
Tiêu chảy, buồn nôn và nôn là những triệu chứng phổ biến của ngộ độc thực phẩm. Vào mùa hè, số ca ngộ độc thực phẩm có xu hướng tăng đột biến do thức ăn dễ bị biến chất, hư hỏng bởi nhiệt độ cao.
Nếu ngộ độc thực phẩm nhẹ, bạn chỉ cần uống nhiều nước và nghỉ ngơi cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục.
Nếu triệu chứng ngộ độc thực phẩm kéo dài một vài ngày kèm theo máu trong phân, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm, bạn nên thực hiện nguyên tắc ăn chín uống sôi, rửa sạch trái cây và rau quả…
7. Da khô
Đây là hiện tượng da bị kích thích do không khí khô nóng, có thể gây ngứa, chóc vảy, nứt nẻ và dẫn đến các vết nhăn, thay đổi màu sắc. Môi trường làm việc tiếp xúc với hoá chất hoặc nhiệt độ cao có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.
Tắm vòi hoa sen và dung sữa tắm dưỡng ẩm thay cho xà bông tắm thông thường có thể hạn chế được tình trạng da khô. Bạn cũng đừng quên thoa kem chống nắng, đeo kính râm và tránh xa khói thuốc lá.
8. Cháy nắng
Theo nghiên cứu từ đại học Harvard cho thấy, vùng lưng bị cháy nắng có nhiều khả năng xuất hiện khối u ác tính – dạng nguy hiểm nhất dẫn đến ung thư da, hơn bất cứ vết cháy nắng ở bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể.
Cháy nắng là hiện tượng da đổi màu đỏ, bỏng rát nếu da không được bảo vệ dưới ánh nắng gay gắt. Cách tốt nhất để ngăn ngừa cháy nắng là mặc đồ chống nắng, đeo kính, đội mũ, bôi kem chống nắng và uống đủ nước.
Nếu bạn bị bỏng do cháy nắng, bôi kem long não, lô hội hoặc tinh dầu bạc hà hay đắp một miếng gạc lạnh có thể giúp giảm bớt khó chịu. Nếu khu vực bị bỏng nắng quá lớn, cần thiết phải liên lạc với bác sĩ để nhờ sự trợ giúp y khoa.