Xe máy, ô tô khiến đái tháo đường tăng
Theo TS Nguyễn Khánh Hoà - hiện đang làm việc tại Đơn vị nghiên cứu Đái tháo đường, Khoa Y, Đại học Manitoba, Canada đái tháo đường đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân đặc biệt tại sao gây nên đái tháo đường.
Ngày xưa, đái tháo đường thường được gọi là tiêu khát, người bệnh có triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều. Đái ra nước tiểu có hiện tượng ruồi bâu, kiến đỗ, thể hiện có đường trong nước tiểu.
Theo y học hiện đại, các nghiên cứu chỉ nói được bệnh đái tháo đường là bệnh gây ra bởi sự tương tác giữa môi trường và bản thân người bệnh.
Lý do quan trọng nhất từ bản thân người bệnh chính là lối sống ít vận động, ăn nhiều thức ăn nhanh, ít ăn rau, chính vì thế yếu tố nhìn thấy được dễ dàng.
Qua nghiên cứu và thực tiễn ở Việt Nam, TS Hoà nhấn mạnh, ở Việt Nam là hiện tượng thừa cân, ít vận động là yếu tố chủ yếu. Trong các nghiên cứu trước năm 1990 chưa có xe máy tỷ lệ đái tháo đường trong dân ít dưới 1%. Từ 1990 - 2000 tỷ lệ đái tháo đường từ 1 - 3% ở các thành phố lớn nhưng từ 2000 đến nay cứ tăng dần.
Cách đây 1- 2 năm, có nghiên cứu tỷ lệ đái tháo đường ở các thành phố như Hà Nội, TP.HCM tăng lên đến 10 - 12% tăng ở đối tượng dân thành thị.
Người ta lý giải người dân thành thị hiện nay ăn uống đầy đủ nhưng lười vận động. Đi xe máy hoặc ôtô đến nơi làm việc rồi về không có thời gian vận động. Đó là hai yếu tố quan trọng nhất của bệnh đái tháo đường.
Lý giải vì sao thừa cân, lười vận động gây đái tháo đường, TS Hoà cho biết con người phát triển từ lúc nhỏ đến lớn đều có nhu cầu về năng lượng ăn uống. Ta ăn thực phẩm chứa lipit, protit đó là thực phẩm quan trọng nhất ta ăn vào các chất này nó vào cơ thể giúp cơ thể phát triển.
Trẻ em dung nạp chất này tạo ra các chất khác giúp cơ thể phát triển, tế bào phát triển. Với người trưởng thành cơ thể không phát triển nữa. Nam sau 25 tuổi không cao lên, các cơ quan không phát triển mà ngừng và đi xuống nên nhu cầu năng lượng giảm đi so với trẻ em.
Nhưng người ta lại tiêu thụ lượng thức ăn nhiều hơn sau 25 tuổi. Năng lượng thu nạp vào thừa so với nhu cầu của bản thân. Cộng với lối sống không tập luyện, năng lượng duy trì cho cơ thể hoạt động ở mức thấp, không tiêu thụ nhiều năng lương dư thừa.
Cơ thể phải tích trữ năng lượng dưới dạng mỡ. Tuy nhiên, khi tích nhiều mỡ càng hại tổ chức. 1 tế bào nhiều mỡ cũng không hoạt động được. Ví dụ như gan nhiễm mỡ tế bào gan không hoạt động.
Cơ thể thừa năng lượng tích trữ gan, cơ, mỡ dưới da, tế bào không hoạt động kháng insulin - chất làm lượng đường trong máu giảm xuống. Khi tế bào kháng insulin làm đường trong máu tăng lên, gây nên bệnh đái tháo đường.
Chính vì thế, phòng đái tháo đường chính là loại trừ yếu tố nguy cơ. TS Hoà cho biết hãy tạo ra lối sống không để dư thừa năng lượng.
Ngoài ra, mỗi người nên tránh tác động của stress. Stress gây rối loạn tuyến nội tiết, tuyến tuỵ, tuyến tiết insulin gây kháng insulin. Thức đêm, ngủ không đủ, stress liên tục kéo dài cũng gây đái tháo đường.
Hãy tự kiểm tra đường máu
TS Hoà cho biết bệnh đái tháo đường phát triển âm thầm nên cách tốt nhất là thường xuyên kiểm tra đường máu để phát hiện bệnh sớm nhất.
Dấu hiệu quan trọng nhất để nhận thấy mình có nguy cơ đái tháo đường chưa là hiện tượng thừa cân.
Để biết mình có thừa cân không mỗi người hãy tự tính chỉ số BMI là chỉ số đo cân nặng của một người, công thức được áp dụng cho cả nam và nữ. BMI = Cân nặng(kg)/Chiều cao*2 (m) (Cân nặng kg chia cho chiều cao tính bằng m đã bình phương).
Hãy tự đo chỉ số BMI để biết mình có nguy cơ tiểu đường không?
Ví dụ bạn cao 1,55 mét bình phương và chia cho cân nặng thành chỉ số BMI. Chỉ số này dưới 23 là bình thường, trên 23 là thừa cân và nếu BMI càng cao thì càng thừa cân nhiều và càng có nguy cơ mắc đái tháo đường càng nhiều. TS Hoà nhấn mạnh nếu BMI trên 25 thì nguy cơ mắc cao và BMI trên 30 tỷ lệ chắc chắn càng cao.
Ngoài ra, mỗi người tự tìm yếu tố nguy cơ khác như trong gia đình có người mắc đái tháo đương bố mẹ, anh em. Lúc ấy nên kiểm tra xem mình có mắc đái tháo đường hay không.
Một số người cao huyết áp, tăng cholesteron, hút thuốc lá phơi nhiễm thuốc bảo vệ thực vật cũng là yếu tố nguy cơ mắc đái tháo đường.
Khi nghi ngờ bị đái tháo đường, bệnh nhân chỉ cần biện pháp đơn giản là đi khám và làm xét nghiệm đường huyết.
Chính ta cũng có thể tự đo đường huyết ở nhà đo đường huyết lúc đói, sau 8h không ăn gì thì được coi là lúc đói.
Cách đơn giản lấy 1 giọt máu ở đầu ngón tay cho vào máy thử đo đường huyết theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế Việt Nam vừa ban hành thì nồng độ đường huyết lúc đói từ 5,5 đến 6,3 mmol/l là bình thường. Mức đường huyết trên 7mmol/l có nguy cơ đái tháo đường trên 11 mmol/l chắc chắn đái tháo đường.
Để khẳng định một người có bị đái tháo đường hay không, TS Hoà cho biết người bệnh nên đến bác sĩ và phải xét nghiệm tối thiểu 3 lần mới khẳng định chắc chắn. Xét nghiệm ở nhà chỉ là định hướng xem bạn có bị đái tháo đường hay không.