Cam sành
Cam sành nhiều nước, có vị chua nên thường được vắt nước uống cùng với đường.
Cam sành ngon sẽ có da xanh đậm, sần sùi, cầm nặng tay.
Cam chín tự nhiên sẽ hơi vàng ở phần đáy hoặc vàng đều. Muốn chọn cam nhiều nước thì chọn quả mỏng vỏ là khi ấn tay vào thấy mềm.
Với những trái cam sành quá to, da sần sùi, vàng chóe một bên, thì đây có thể là những quả bị rám nắng không đều, khi ăn vỏ sẽ dày, múi cam sượng, khô, ít nước và không ngọt.
Cam mật
Cam mật cũng có vị ngọt nhưng nhạt hơn, chua hơn cam xoàn một chút và không có mùi thơm đậm như cam xoàn.
Vỏ cam mật trông đẹp hơn cam xoàn và cam sành. Bạn nên chọn quả cam mật có bề mặt xanh tươi, nhẵn nhụi, không bóng nhé!
Cam mật đặc biệt là giống cam không hạt, lượng nước vừa đủ, không nhiều nước như cam sành, cam xoàn.
Cam xoàn
Vị ngọt đậm hơn, có mùi thơm nhẹ, chắc múi hơn so với cam mật. Cam xoàn thường được ăn trực tiếp, không cần pha chế hay thêm đường. Vì vậy, cam xoàn thích hợp cho trẻ nhỏ và người đau dạ dày.
Trái cam xoàn càng nhỏ thì vị càng ngọt thanh.
Da của quả cam xoàn màu xanh mạ, khi chín cây ngả sang màu vàng chanh đậm. Vỏ hơi bóng, rám.
Đỉnh của quả cam xoàn ngon có đặc điểm hình đồng tiền xu.
Đáy của quả cam xoàn Lai Vung (Đồng Tháp) cũng có hình đồng tiền xu.
Lưu ý khi uống nước cam:
Thời điểm uống nước cam là sau bữa ăn, từ 1 – 1.5 tiếng. Nước cam sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc tiêu hóa.
Không nên uống khi đói bụng hoặc sáng vừa ngủ dậy. Không nên uống vào buổi tối trước khi đi ngủ, vì dễ dẫn đến đi tiểu về đêm hoặc mất ngủ.
Nước cam kỵ dùng chung với sữa. Protein trong sữa sau khi kết hợp với nước cam sẽ sinh ra phản ứng với axit tartaric và vitamin C. Quá trình này khiến cho bạn dễ có cảm giác đầy bụng, ợ hơi hoặc có thể là đau bụng, tiêu chảy.
Nước cam kỵ dùng chung với hải sản vì sẽ sản sinh ra chất độc tương tự như thạch tín, gây ngộ độc cấp tính.
Người có tiền sử đau dạ dày, nếu uống được nước cam thì nên uống dưới dạng pha loãng và giữ nguyên vỏ để hỗ trợ tiêu hóa.
Một tách trà gừng cam mật ong sẽ giúp giải độc cơ thể đấy!