IBM Watson for Oncology - Công cụ hỗ trợ điều trị ung thư ứng dụng AI
IBM Watson for Oncology là một phần mềm do hãng IBM phát triển, giúp đỡ các bác sĩ trong việc đưa ra phác đồ điều trị ung thư dựa trên bằng chứng nhờ vào nền tảng điện toán biết nhận thức.
Phần mềm này được đào tạo và huấn luyện bởi Trung tâm Ung bướu Memorial Sloan Kettering– một đơn vị có hơn 130 năm kinh nghiệm nghiên cứu và điều trị ung thư của Mỹ.
Phần mềm này đã được lọc đánh giá từ hàng chục triệu tài liệu y khoa, hàng triệu bệnh án đã được điều trị cho kết quả tốt, tuân theo hướng dẫn điều trị ung thư chuẩn thế giới…
Nó có thể hiểu sâu được ngôn ngữ của ung thư học, các dạng ung thư, tình trạng của bệnh nhân, các dạng thuốc, mối quan hệ của các yếu tố trên và đưa ra đánh giá.
IBM Watson for Oncology - Công cụ hỗ trợ điều trị ung thư ứng dụng AI (Ảnh: Internet)
Từ đó, hệ thống IBM Watson for Oncology sẽ “hiểu” tình trạng bệnh, trích dẫn các thông tin thích hợp về tình hình sức khỏe và xây dựng kế hoạch điều trị cho từng bệnh nhân.
Với phần mềm này, các bác sĩ sẽ dễ dàng hơn khi được tư vấn bởi hệ thống thông minh tổng hợp tri thức từ kho tài liệu quý về bệnh ung thư dựa trên hơn 1.500.000 trường hợp bệnh án.
Còn bệnh nhân sẽ yên tâm hơn khi phác đồ điều trị của mình được tiếp cận các cách chữa trị tiên tiến trên thế giới.
FPT Digital Platform - Niềm tự hào Trí tuệ Nhân tạo của người Việt
Đến với AI4Life 2018, FPT tự hào trình làng những sản phẩm ứng dụng từ AI đang là tâm điểm phát triển của hãng như: Ứng dụng nhận diện và tổng hợp giọng nói, chatbot, ứng dụng nhà thông minh (smart home)…
Ứng dụng nhận diện và tổng hợp giọng nói dựa trên công nghệ Machine Learning - lĩnh vực của AI. Điều này hỗ trợ tối ưu cho doanh nghiệp trong việc quản lý nhân viên, đồng thời tăng khả năng phân tích khách hàng, thị trường…
Người dùng đang trải nghiệm các sản phẩm Digital của FPT (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, Smart Home cũng là một thị phần mà FPT đang quan tâm. Với xu thế công nghệ đang bùng nổ, các thiết bị trong nhà đang ngày càng trở nên thông minh do được trang bị khả năng tính toán, cảm ứng và kết nối.
Các thiết bị này có thể kế tới như cửa thông minh, hệ thống báo cháy, hệ thống làm mát, đèn, khóa cửa…giúp cho cuộc sống của chủ nhân trở nên dễ dàng hơn chỉ với vài thao tác điều khiển.
Phát triển các hệ thống nhận dạng tự động
Năm nay, VNG mang tới các sản phẩm AI Chatbot và Face Check-in. AI Chatbot là hệ thống hội thoại hỗ trợ bán hàng tự động. Face Check-in giúp xây dựng hệ thống an ninh, chấm công bằng cách nhận diện khuôn mặt.
Các hệ thống tự động nhận diện gương mặt và giọng nói dựa trên công nghệ Machine Learning (Ảnh: Internet)
VAIS cũng sẽ trình làng Hệ thống nhận dạng tiếng nói Tiếng Việt. Hệ thống này giúp nhận dạng tiếng nói thời gian thực cho các bản tin thời sự hoặc nói trưc tiếp qua microphone.
Ohmni- Sản phẩm robot thay đổi trải nghiệm giao tiếp từ xa của người dùng
OhmniLabs là startup robot thành lập vào tháng 8/2015 tại Thung lũng Silicon bởi tiến sĩ Vũ Duy Thức. Theo đuổi công nghệ AI, Vũ Duy Thức là một cái tên trong giới khoa học máy tính khá nổi tiếng.
Ohmni là một robot trong nhà cho phép người dùng kết nối với người thân qua video chat. Ohmni mang đến cho người dùng trải nghiệm tự nhiên như thể được tương tác, trò chuyện trực tiếp với người thân ở phương xa, trút bỏ những bất tiện của việc sử dụng máy tính/tablet thông thường khi nghe gọi.
Ohmni- Sản phẩm robot thay đổi trải nghiệm giao tiếp từ xa của người dùng ( Ảnh: Internet)
Về cấu trúc, robot Ohmni bao gồm phần đế được gắn 3 bánh xe, phần thân (chứa loa) cao hơn 1,5m cùng phần đầu bao gồm camera kép góc rộng và màn hình tablet hiển thị hình ảnh của người gọi.
Cũng vì cấu thành nhỏ gọn nên Ohmni chỉ nặng 10kg, khá dễ dàng gấp gọn và mang vác, đồng thời có thể tham gia vào các công việc hàng ngày của người dùng như dạo bộ, nấu nướng, xem TV,…
Với Ohmni, bạn có thể trực tiếp tham gia vào cuộc sống của người thân đang ở xa chứ không chỉ đơn thuần nghe gọi như qua điện thoại hay máy tính thông thường.
Force feedback interface Haptics- Giác quan điện tử
Đây là thiết bị truyền tải lực tác động của vật thể ảo lên người dùng thông qua một cánh tay robot đến từ GraphicsMiner Lab.
Thiết bị giúp người dùng có thể cảm nhận được độ cứng mềm của vật trong môi trường ảo như bộ phận cơ thể người (tim, răng, phổi…). Thông qua một cánh tay robot thì người dùng có thể chạm và điều khiển các vật thể ảo.
Cánh tay robot có khả năng cảm nhận, giúp chạm và điều khiển các vật thể ảo (Ảnh: Internet)
Ứng dụng của thiết bị có thể được sử dụng cho hệ thống tập lái máy bay, ôtô, hệ thống tập mổ và mổ từ xa tại các bệnh viên và trong các hệ thống thực tại ảo.
Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo AI4Life 2018 trong lần đầu tổ chức tại Việt Nam sẽ kéo dài 3 ngày từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 5 năm 2018 tại Trường Đại học Công Nghệ - ĐHQGHN.
Tại hội nghị này, các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp có thể tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực AI, nhằm quản lý và nâng cao đời sống người dân, đồng thời khai phá các tiềm năng của AI phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
Hội nghị năm nay có sự đồng hành của nhiều nhà tài trợ và đối tác như Viettel Group, FPT, Humax, Five9… Trong đó, công ty CP VCCorp (VCCorp) hân hạnh là đơn vị bảo trợ truyền thông cho Hội nghị Trí tuệ Nhân tạo AI4Life 2018.
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý vị và doanh nghiệp quan tâm có thể truy cập vào trang web: https://ai4life.uet.vnu.edu.vn