Nhưng phòng bệnh cho ai?
Từ xưa dân gian đã có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nhưng câu nói ấy lại luôn đúng dù ở bất cứ thời điểm nào, và việc làm theo lời khuyên này lại càng cần thiết trong bối cảnh dịch virus Corona hoành hành hiện nay.
Chỉ khác là, trong thời đại toàn cầu hóa, mật độ tương tác (cả offline và online) quá dày đặc, thường xuyên tiếp xúc ở "cự ly gần" với rất nhiều nhóm người khác nhau trong xã hội, mỗi chúng ta không thể chỉ "phòng bệnh" cho cá nhân mình, cho riêng gia đình nhỏ của mình.
Câu chuyện Vũ Hán là minh chứng rõ nhất: dịch chỉ xuất phát và số người nhiễm, tử vong tập trung đa số ở một thành phố (trong một tỉnh, thuộc một quốc gia), nhưng vẫn gây ra tình trạng khẩn cấp toàn cầu - theo WHO. Vì những mối giao thương, du lịch, tập huấn, giao lưu, học hành... từ khắp nơi đan xen và không tách rời với Vũ Hán, cũng như mỗi chúng ta (gia đình ta) không tách rời hàng xóm, bạn bè, họ hàng, đồng nghiệp...
Thế nên, để phòng dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra, mỗi người chúng ta cần trang bị cho mình hai điều: tâm thế giúp người như giúp mình; và, chọn được cho mình một nơi cung cấp thông tin đủ - đúng - kịp thời.
Những ngày gần đây, có một xu hướng thông tin bắt đầu "lội ngược" giúp cho cộng đồng nhìn thấy những tín hiệu lạc quan, tin tưởng vào chiến dịch quyết liệt phòng chống lây lan virus Corona của các quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Đó là, số ca bệnh chữa khỏi tăng lên rất nhiều so với số ca tử vong (ở Trung Quốc), rất nhiều chân dung y bác sĩ được đăng tải, cho thấy sự cống hiến thầm lặng và can đảm của họ. Rõ ràng phải có sự "cho đi" không mệt mỏi đó, bảo vệ cho người khác, thì chính môi trường sống của các bác sĩ và gia đình họ, mới được đảm bảo và trở lại an toàn.
Vậy còn thông tin đủ - đúng - kịp thời tìm ở đâu, giữa "bão" nội dung trên các trang báo, mạng?
Trong thời kỳ tin giả hoành hành - là mặt trái của sự phát triển mạng xã hội Facebook, thì những trang thông tin chính thức của cơ quan chính phủ, những trang báo uy tín, là những nguồn tin cậy. Nhưng do những đặc thù riêng, cách tổ chức và bày trí nội dung của một số trang web chưa hẳn đã thật tiện lợi cho người dùng theo dõi - nhất là trong thời đại 4.0 việc sử dụng apps trên điện thoại đã thành một thói quen thường trực.
Tuy nhiên có một nơi vừa làm được điều như các cơ quan, báo chí làm, lại vừa dễ dàng để người dùng theo dõi một cách tập trung: mạng xã hội Lotus, mạng xã hội của người Việt do VCCorp phát triển. Và trong thời kỳ dịch Corona hoành hành, Lá chắn Virus Corona - một chiến dịch rộng khắp và mạnh mẽ, đã được VCCorp phát triển.
Chiến dịch này cũng hình thành theo đúng cách "giúp người là giúp mình". Ban đầu là một hoạt động nội bộ công ty, trong ngày đầu năm mới đi làm, ban lãnh đạo VCCorp đã nhờ các bác sĩ tư vấn (từ "trong Tết"), đến mùng 6 tháng Giêng âm lịch đi làm trở lại thì gửi bộ hỏi đáp phòng dịch cho toàn bộ hơn 2000 nhân viên. Chưa hết, mỗi người được nhận lì xì là một hộp khẩu trang y tế đạt chuẩn. Thế là, với tinh thần "giúp cộng đồng cũng là giúp nhân viên toàn công ty", từ một hoạt động nội bộ đã trở thành chiến dịch rộng mở, mạnh mẽ...
Trong trang tin của mạng Lotus.vn mang tên Lá chắn Virus Corona - trung tâm của chiến dịch - người dùng sẽ được tiếp cận rất nhiều thư mục khác nhau, sắp xếp các nội dung chính thức từ cơ quan nhà nước, các báo uy tín, và những thông tin do chính nhóm nội dung Lá chắn tạo ra với sự tư vấn, kiểm soát chuyên môn của nhiều bác sĩ uy tín. Nhờ vậy, mỗi nội dung trở nên vô cùng thiết thực với cộng đồng.
Chẳng hạn, thư mục "Cẩm nang phòng dịch" là tập hợp các bài viết, ảnh, video có tính chất hướng dẫn, giải thích để cộng đồng làm theo. Như bên trên bạn thấy, chỉ với một bức ảnh, những ai làm bố làm mẹ biết sẽ làm gì cho con của mình.
Hay như nếu bạn vẫn còn băn khoăn về việc rửa tay thế nào, rửa tay bằng nước hay xà phòng, thời điểm nào để phòng chống virus thì những lời khuyên từ Bộ Y tế sẽ giúp bạn giải quyết thắc mắc này qua bài viết: "Nước rửa tay khô và xà phòng rửa tay cái nào tốt hơn? Đây là câu trả lời đúng nhất từ chuyên gia Bộ Y tế".
Nếu bạn là một bà mẹ đang mang thai và không biết cần làm gì giữa cơn bão virus Corona thì những lời khuyên từ bài viết như "Trong thời điểm virus corona diễn biến phức tạp, đây là những lưu ý mẹ bầu cần nhớ để tránh nguy cơ lây nhiễm" hay "Virus corona: Dân "hỏi nhanh", chuyên gia "đáp gọn" những vấn đề liên quan đến trẻ nhỏ" sẽ giúp bạn rất nhiều đấy!
" Virus corona: Dân "hỏi nhanh", chuyên gia "đáp gọn" những vấn đề liên quan đến trẻ nhỏ" . Ảnh: Lotus.vn
Không những thế, những thắc mắc không biết... ngỏ cùng ai như việc virus Corona có thể lây truyền từ mẹ sang con; uống nước cam hay uống nhiều viên vitamin C có giúp chống được virus Corona; ăn tỏi có phòng ngừa được virus và nên ăn gì để phòng bệnh... câu trả lời cũng sẽ được đăng tải một cách hệ thống trong thư mục "Cẩm nang phòng chống dịch" và bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng trong các bài viết như: "Có nhất thiết phải đeo khẩu trang liên tục trong ngày?", "Ăn tỏi có thể giúp phòng ngừa lây nhiễm virus corona mới hay không?".
Không những thắc mắc mà cả những lầm tưởng, sai lầm, những cách phi khoa học khi chống dịch cũng sẽ xuất hiện ở thư mục này. Người theo dõi có thể có được những hiểu biết đúng đắn hơn từ những bài viết như: "Đừng lầm tưởng đeo khẩu trang là phòng được virus corona" hay "4 lầm tưởng về phòng bệnh viêm phổi cấp Corona", "Chống virus corona: Đừng hiểu sai về "cách ly", "Phòng virus corona sao cho đúng?", "Bác sĩ chỉ ra 8 lỗi sai phổ biến với bàn tay làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus Corona"...