2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời

Trang Ly |

"Giống như Neil Armstrong lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969, tôi cũng sẽ là người đầu tiên trên thế giới hoàn thành cự ly Full Marathon dưới 2 giờ đồng hồ".

Làng điền kinh thế giới chắc hẳn không còn xa lạ với cái tên Eliud Kipchoge - Đế vương điền kinh đường trường", người xác lập kỷ lục chạy bộ đường dài chưa từng có trong lịch sử vào tháng 10/2019: Hoàn thành cự ly Full Marathon 42,195 km trong vòng chưa đầy 2 giờ đồng hồ [chính xác là 1 tiếng 59 phút 40 giây, hay 119 phút 40 giây] ở đường đua Vienna (Áo).

Thành tích "vô tiền khoáng hậu" này được vận động viên (VĐV) người Kenya phá kỷ lục trước đó của chính mình năm 2018 ở đường đua Berlin (Đức) với thời gian 2 tiếng 1 phút 39 giây, hay 121 phút 39 giây (trích dữ liệu của Liên đoàn Điền kinh Quốc tế, IAAF).

2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 1.

Tiểu thuyết gia người Pháp gốc Do Thái Marc Levy (tác giả cuốn truyện đầu tay nổi tiếng thế giới "Nếu em không phải một giấc mơ", 1999) đã từng nói về giá trị quý báu của thời gian như thế này: 

"Nếu em muốn biết giá trị của một năm, xin hãy hỏi cậu sinh viên vừa thi rớt đại học. Em muốn biết giá trị của một tháng? Hãy hỏi người mẹ vừa rứt ruột sinh đứa con chưa tròn 9 tháng. Và em hãy hỏi những cặp tình nhân khao khát được gặp nhau để hiểu giá trị của một giờ. Một giây cuộc đời có ý nghĩa như thế nào ư? Đó là khoảnh khắc may mắn của một người vừa thoát khỏi lưỡi hái tử thần sau vụ tai nạn ô tô kinh hoàng.

Và nếu như em chưa hiểu giá trị thực sự của 1/100 giây, xin hãy hỏi vận động viên điền kinh chỉ giành được huy chương bạc trong một kỳ Olympic diễn ra 2 năm một lần..."

Hơn ai hết, Eliud Kipchoge thấu hiểu rõ nhất ý nghĩa của từng giây. Phía bên kia của chiếc kim đồng hồ chỉ giây chỉ có thể là vinh quang hoặc thất bại. Trong cuộc đua kết tinh từ mồ hôi, nghị lực bứt phá và quyết tâm chạm đích sớm nhất đó, quán quân là ngôi vị chỉ dành cho duy nhất một người!

Với Eliud Kipchoge, thành tích năm 2018 ở đường đua Berlin có thể giúp anh dẫn đầu các đối thủ khác, nhưng đối với riêng bản thân anh, đó là một thất bại. Chừng nào chưa hoàn thành cự ly Full Marathon DƯỚI 2 giờ đồng hồ thì anh còn "không công nhận bản thân" chừng ấy.

2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 2.

Chưa đầy 1 năm sau, quyết tâm xô đổ "thất bại" đó đã thành hiện thực bằng thành tích chưa từng có trong lịch sử. Thế giới vinh danh anh. Người hâm mộ gọi tên anh. Và đến nay, dư âm mang tên Eliud Kipchoge vẫn chưa ngừng lan tỏa. VĐV sinh năm 1984, đến từ miền đông Phi xa xôi ấy đã làm được!

Thứ gì? Triết lý nhân sinh gì? đã tôi luyện Eliud Kipchoge từ vận động viên mờ nhạt trong bóng tối trỗi dậy bừng sáng như một huyền thoại khiến giới điền kinh phải dậy sóng?

2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 3.

"Giây phút quyết định sắp đến rồi. Đây sẽ một phần của lịch sử và là dấu mốc đáng nhớ trong làng thể thao quốc tế. Giống như Neil Armstrong lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969, tôi cũng sẽ là người đầu tiên trên thế giới hoàn thành cự ly Full Marathon dưới 2 giờ đồng hồ."

5 giờ sáng. Mùa Đông năm 2019,

Khi Mặt Trời còn nằm ngoan dưới đường chân trời tại vùng đồi rộng lớn ở cao nguyên Kenya, Eliud Kipchoge bắt đầu thói quen khổ luyện hàng ngày của mình: Chạy bộ. 

Đã 2 tháng kể từ ngày anh làm nên dấu mốc chưa từng có trong lịch sử điền kinh thế giới ở khuôn khổ thử thách INEOS 1:59 Challenge tại thành Vienna (Áo) tháng 10/2019 đó, Eliud Kipchoge vẫn cần mẫn và giản dị như một chú ong. 

2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 4.

"Tôi tin rằng, không có thứ gì gọi là giới hạn của con người cả" - Eliud Kipchoge.

6 ngày một tuần, Eliud Kipchoge thức dậy trong căn phòng nhỏ khi một phần của thế giới vẫn còn ngủ say để duy trì những giờ khổ luyện tại Trung tâm huấn luyện thể thao thế giới ở làng Kaptagat (Kenya), đông Phi - cái nôi sinh ra những vận động viên marathon tinh nhuệ nhất hành tinh.

Được huyền thoại marathon người Hà Lan Jos Hermens (sinh năm 1950) sáng lập, các Trung tâm huấn luyện thể thao trải khắp thế giới được ví là nơi "tu hành khổ luyện" hà khắc nhất cho cơ thể và tâm trí của người vận động viên đường trường.

Nằm ở độ cao 2.438 mét so với mực nước biển, trung tâm huấn luyện ở Kaptagat là một thử thách cùng cực của những đôi chân điền kinh. Những con đường luyện tập tại đây không chỉ dốc mà còn đầy bụi đá. 

Và đó là nơi đã tôi luyện nên Eliud Kipchoge. Từ những thất bại buổi ban đầu đến thành tích kỷ lục năm 2019, Eliud Kipchoge vẫn không dừng 1 giây ngủ quên trên chiến thắng. Bởi phía trước anh còn một chặng đường rất dài...

Chế độ luyện tập hàng tuần của Eliud Kipchoge rất-đơn-giản: Các ngày thứ Hai-Tư-Sáu: Chạy bài bản; Thứ Ba-Bảy: Chạy tốc độ; Thứ Năm: Chạy đường dài hơn 40 km; Chủ Nhật: Nghỉ ngơi hoàn toàn. 

Mục tiêu Eliud Kipchoge phải đạt được ngày hôm đó là: Chạy 18.000 mét dưới 50 phút (thuộc chương trình chạy tốc độ cao). 

Chương trình khổ luyện của Eliud Kipchoge không chỉ ở tốc độ. Anh còn phải luyện tập chạy đường trường ở những nơi cao độ để khiến cho cơ thể thích ứng với việc tiêu thụ ít oxy nhất có thể. Việc tập luyện giảm oxy giúp ngăn anh hết hơi trong khi chạy. Quá trình hít lượng oxy thấp được xen kẽ với những khoảng thời gian thở không khí bình thường.

"Cường độ hoạt động cơ bắp cùng khả năng "bắt" cơ thể tiêu thụ oxy ít nhất có thể của Eliud Kipchoge ấn tượng đến mức không thể tưởng tượng được. Cơ bắp của anh ấy có khả năng tự co bóp cao để tăng cường sự vận động trơn tru của chân tay đạt đến mức kinh ngạc" - Các chuyên gia thể lực nhận xét về Eliud Kipchoge như vậy.

Eliud Kipchoge đã khổ luyện như thế trong vòng 2 thập kỷ liên tiếp.

2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 5.

"Người có ảnh hưởng lớn nhất đến bước ngoặt cuộc đời điền kinh của tôi là Patrick Sang. Một tay đua cự ly huyền thoại người Kenya. Thành công của ông ấy truyền cảm hứng rất lớn đến tôi" - Hiện nay, Patrick Sang đang là huấn luyện viên của Eliud Kipchoge.

Khi mồ hôi chưa kịp ráo anh lại chuyên tâm ghi chép đầy đủ những thành tích của bản thân, những thiếu sót cần khắc phục và kinh nghiệm phải có trong cuốn nhật ký luyện tập nhỏ của mình. Sự tận tâm, tỉ mỉ của anh ảnh hưởng rất lớn bởi tiểu thuyết gia người Brazil Paulo Coelho, ông từng nói: "Nếu muốn đạt được thành công, anh phải tuân thủ một nguyên tắc: Tuyệt đối không được tự lừa dối mình".

Giây phút Eliud Kipchoge chạm vạch đích sau chưa đầy 2 giờ đồng hồ đầy đau đớn để hoàn thành cự ly Full Marathon 42,195 km, anh đã chứng minh cho thế giới thấy rằng: Không có thứ gì gọi là "giới hạn của con người" cả.

Và cũng vào giây phút chạm đích đó, anh vẫn không giảm tốc mà tiếp tục chạy về phía người vợ đang mở rộng vòng tay cùng nụ cười tỏ rõ niềm tự hào chào đón, Grace Kipchoge, người lần đầu tiên đi cùng và theo dõi anh thi đấu ở nước ngoài.

2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 6.

Sinh ra tại một vùng quê nghèo hẻo lánh ở Kenya, tôi không có may mắn được cầm trên tay những món đồ chơi hồi còn nhỏ như chúng bạn cùng trang lứa. Ở trường, tôi cũng chỉ là một đứa trẻ bình thường. Chỉ khi chạy đua cùng gió trên những ngọn đồi cao thấp, tôi mới biết mình sinh ra là để trở thành một vận động viên điền kinh - VĐV 36 tuổi giãi bày.

Tại trung tâm ở Kaptagat, có 25 vận động viên nam nữ đang tham gia khổ luyện. Eliud Kipchoge là một trong số đó. Dù là "Ông vua điền kinh" nhưng Eliud Kipchoge vẫn dọn dẹp, lau rửa nhà tắm như bao vận động viên khác.

"Bạn không thể mãi sống tách biệt mình trong thế giới này. Cách để tận hưởng cuộc sống là sống chan hòa, gặp gỡ những người bạn, trao đổi ý tưởng và học hỏi lẫn nhau" - Eliud Kipchoge giải thích.

Eliud Kipchoge khi nói về thành tích của bản thân thì rất khiêm tốn. Nhưng anh chưa bao giờ khiêm tốn với những nguyên tắc anh tự đặt cho riêng mình.

Khi được hỏi về bí mật của thành công, Eliud Kipchoge nói: 

2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 7.

Ngoài những giờ luyện tập gian khổ, Eliud Kipchoge thường dành 2 giờ mỗi ngày (vào đầu giờ chiều và sau bữa tối) để đọc sách tại thư viện nhỏ của Trung tâm huấn luyện hẻo lánh - một căn phòng đơn giản có 3 kệ sách, nằm giữa khu ký túc xá của vận động viên nam và nữ.

Trong đó, cuốn "The Infinite Game" (tạm dịch: Cuộc chơi vô hạn, 2019) của diễn giả người Mỹ gốc Anh Simon Sinek khiến Eliud Kipchoge chú ý hơn cả. 

"Simon Sinek nói, Giám đốc điều hành của Microsoft bị ám ảnh bởi thị phần của công ty, trong khi đó, Apple chỉ tập trung vào việc tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Người Microsoft có đầu óc hữu hạn. Người của Apple là những người có đầu óc vô hạn. Ai đang thống trị thị trường smartphone bây giờ? Đó là Apple, iPhone có mặt ở khắp mọi nơi, thậm chí hầu hết mọi người ở Kenya đều mua iPhone. Điều tôi muốn nói ở đây là: Nếu chúng ta không chạy và thi đấu như những vận động viên, thì chúng ta cũng phải có tư duy cạnh tranh".

Con đường phía trước của Eliud Kipchoge có cả những chặng đường khổ luyện và tư duy cạnh tranh. Đó là kỳ Thế vận hội Mùa hè tổ chức tại Tokyo (Nhật Bản) vào tháng 7/2021 [Do đại dịch Covid-19, Thế vận hội Mùa hè 2020 buộc phải dời lại một năm].

Có thể, đối thủ của Eliud Kipchoge là huyền thoại đường đua 38 tuổi người Ethiopia Kenenisa Bekele, vận động viên điền kinh tầm cỡ thế giới giành huy chương vàng trong cả hai cự ly 5.000 mét và 10.000 mét tại Thế vận hội Mùa hè 2008. Kenenisa Bekele hiện là người chạy nhanh thứ hai trong lịch sử (sau Eliud Kipchoge chỉ 2 giây), được thế giới vinh danh là vận động viên chạy cự ly nam vĩ đại nhất mọi thời đại.

Liệu Tokyo 2021 có xướng tên Eliud Kipchoge cùng quốc kỳ Kenya hay không? Có thể người hâm mộ phải chờ thời gian mới có câu trả lời. Còn đối với Eliud Kipchoge, anh buộc mình đi tìm đáp án của riêng anh sau những giờ khổ luyện, bởi cả anh và đối thủ đều hiểu: Quán quân là ngôi vị chỉ dành cho duy nhất một người!

2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 8.

Nhìn vào Eliud Kipchoge, người ta dễ dàng nhận thấy: Thành công của anh đến từ hạnh phúc một gia đình yên ấm và những bứt phá tột đỉnh vinh quang trên đường đua. 

Thực tế, góp phần dựng nên "đế chế marathon" của Eliud Kipchoge là đội ngũ huấn luyện viên, nhà sinh lý học, chuyên gia dinh dưỡng và các nhà thiết kế giày siêu tinh vi, tất cả cùng làm việc để tối ưu hóa mọi biến số trên đường đua của Eliud Kipchoge.

Nói về thành tích của mình, Eliud Kipchoge thật khiêm tốn: "Bạn hãy ở đó mà xem, rồi sẽ có vận động viên lập kỷ lục mới dưới 2 giờ như tôi đã làm, miễn là họ có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân".

Nếu như ở trung tâm huấn luyện và trên những chặng đường trường, Eliud Kipchoge là một "viên đạn bạc", một khi đã rời khỏi nòng súng thì cứ thế nhắm đến đích bằng nỗ lực chắt chiu từ những giờ tập luyện khắc khổ... thì với gia đình nhỏ của anh ở vùng Thung lũng tách giãn Lớn (Great Rift Valley) đông nam châu Phi, anh đơn giản là người đàn ông trạc tuổi tứ tuần, hết lòng yêu thương và chăm lo cho tổ ấm, làm những công việc chân tay chăm sóc cho trang trại nhỏ, yên bình trong những ngày cuối tuần thảnh thơi. 

Một tháng, Eliud Kipchoge chỉ có 4 ngày Chủ Nhật trở về ngôi nhà nhỏ ở Eldoret, cách trung tâm 24 km về phía Tây để thăm vợ và 3 đứa con nhỏ. Phần lớn thời gian nghỉ ngơi này, anh thường cùng cả gia đình chăm sóc vườn tược và chăn nuôi gia súc. Với anh, niềm hạnh phúc giản dị đó là động lực lớn nhất cho những bứt phá kỷ lục trên đường đua.

Thành công của huyền thoại marathon Kenya có lẽ chỉ thế thôi cũng đủ đầy rồi.

2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 9.

Eliud Kipchoge là một người rất khiêm nhường. Thực ra, trước ống kính, anh có phần e dè. Chỉ khi được hỏi về ước mơ và những "nguyên tắc thép" anh đúc cho riêng mình thì chúng lại khiến người khác phải dè chừng. 

Để có được sự công nhận của toàn thế giới, Eliud Kipchoge không chỉ rèn giũa thể lực mà còn mài sắc cả tâm thức. Hãy xem VĐV 36 tuổi đến từ Kenya chia sẻ những bí quyết sống của anh đằng sau những bước chạy của đôi chân điền kinh huyền thoại.

2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 10.
2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 11.
2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 12.
2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 13.
2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 14.
2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 15.
2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 16.
2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 17.
2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 18.
2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 19.
2 phút tạc nên kỳ tích: Triết lý thép dành cho những người muốn thành công ở đời - Ảnh 20.

Tại sao chạy bộ đường trường lại có tên là Marathon với chiều dài chính thức là 42,195 km mà không phải là cái tên và một con số khác?

Marathon và 42,195 km ra đời từ câu chuyện của chiến binh Hy Lạp Pheidippides vào năm 490 trước Công nguyên. 

Năm đó, Hy Lạp tiến hành cuộc xâm lược Ba Tư lần thứ nhất trong Trận chiến Marathon, kết quả Hy Lạp giành chiến thắng. Để báo tin mừng cho người dân ở thành Athens, sứ giả đưa thư Pheidippides đã chạy một quãng đường dài 42,195 km từ chiến trường gần thị trấn Marathon về Athens. Khi đến nơi, người chiến binh ấy chỉ kịp hô lên "Nenikékamen" (tạm dịch: Chúng ta đã chiến thắng) rồi gục xuống và chết.

Ngày nay, có hơn 500 cuộc đua marathon được tổ chức tại khoảng 64 quốc gia trên thế giới mỗi năm. Nhiều tay đua cho biết: 41,8 km đầu, một vận động viên có thể vượt qua được. Chặng đường tính bằng mét còn lại khắc nghiệt đến mức có thể giết chết họ (vì quá đuối sức).

Từ Thế vận hội hiện đại đầu tiên bắt đầu vào năm 1896 đến năm 2018, chưa một ai thiết lập được kỷ lục: Hoàn thành cự ly Full Marathon 42,195 km dưới 2 giờ đồng hồ, cho đến năm 2019 với cái tên Eliud Kipchoge. Thành tích này được chính Eliud Kipchoge ví như Neil Armstrong lần đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969.

Bài viết sử dụng nguồn: Gentlemen's Quarterly Magazine, Sports Illustrated 

* Đọc bài cùng tác giả Trang Ly tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại