Những hố lớn xuất hiện khắp nơi và đe dọa đường xá, người dân và nhà cửa. Bán đảo Yamal ở Siberia có 150 đặc điểm địa chất có liên quan đến những hố này.
Những hố đó không hề nhỏ, mà sâu và rộng. Hố Yamal sâu 50m và rộng 26m. Khi địa hình đóng băng cổ đại tan chảy, làm cho đá cứng nhô lên và rung động làm khí mê tan và carbon dioxide trong đất đóng băng thoát ra.
Các nhà khoa học trên bán đảo Yamal đã nghiên cứu không chỉ phạm vi phá hủy mà còn xem xét lượng băng còn lại trong khu vực tan chảy bao nhiêu. Nguy cơ thiên tai sắp tới tăng lên không chỉ do thay đổi vật lý trong đất, mà còn liên quan tới lượng chất khí còn lại bao nhiêu.
Vựa chất khí bán đảo Yamal thỏa mãn nhu cầu năng lượng cho Tây Âu. Dường như một số nhà cửa ngoài bán đảo sẽ bị hư hại. Thậm chí, hiện giờ hố lớn xuất hiện chỉ cách nhà dân 48km.
Các nhà khoa học đã phát minh ra phương pháp đột phá, dùng cách chụp X-quang electron để tạo ra hình mẫu 3D khu vực nguy hiểm nhằm dự đoán tốc độ và chiều hướng biến đổi địa hình.
Hố sâu nổi phồng lên (nguồn ảnh: Outdoor Revival).
Các nhà khoa học cho rằng hố sâu nổi phồng bên trên che lõi, do âm thanh tạo thành. Khi đó, đất đóng băng tan chảy nổ tung vì khí mê tan bên dưới tung ra.
Người dân bán đảo Taimyr cho rằng hồ mới tại địa phương do một trong những vụ nổ đó tạo thành. Hố xuất hiện đã lớn lên gấp 15 lần.
Thời tiết Siberia vẫn tiếp tục ấm lên làm đất đóng băng tan chảy mà không có cách nào ngăn chặn hình thành các hố. Khí mê tan thoát ra nhanh chóng gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ tăng cao tiếp tục gây ra chu trình đất đóng băng tan chảy – thoát khí mê tan.
Nguồn: Outdoor Revival