Đảo Phục Sinh tại Chile là một hòn đảo nổi tiếng về du lịch sinh thái với vẻ đẹp đầy bí ẩn và được chọn là một trong những di sản văn hoá thế giới. Nằm cách 2.299 dặm về phía đông của Chile, Đảo Phục Sinh thực sự là một bảo tàng ngoài trời tuyệt vời cho những người thích khám phá nét huyền bí của những Moai huyền bí khổng lồ.
Những bức tượng Moai được tạc từ tro núi lửa cô đặc tại Rapa Nui, Đảo Phục Sinh, Chile
Theo ghi chép, Moai là những bức tượng được tạc từ tro núi lửa cô đặc tại Rapa Nui, Đảo Phục Sinh, Chile. Tất cả các bức tượng đều được chế tạo từ đá nguyên khối, có nghĩa được tạc từ một tảng duy nhất. Dù đã trải qua hàng ngàn năm, những nhiều bức tượng Moai được tìm thấy vẫn trong tình trạng nguyên vẹn, dù đã bị lật đổ, mặt úp xuống đất.
Tuy nhiên, giờ đây những bức tượng Moai huyền bí này đang bị đe doạ bởi những người khách du lịch yêu thích “sống ảo” (selfie).
Theo nhà khảo cổ học tại Đại học California (Los Angeles) Jo Anne Van Tilburg, người thực hiện việc nghiên cứu Đảo Phục Sinh trong gần bốn thập kỷ, đã phát hiện ra rằng một lượng lớn khách du lịch yêu thích chụp ảnh sống ảo đang đe doạ tới vùng đất và cộng đồng Đảo Phục Sinh.
Nhiều du khách chọn cách ngồi lên các bệ đặt tượng “để chụp được những bức ảnh sống ảo mà họ có thể chạm tay đến mũi các Moai”.
Điều này cũng không có gì khó hiểu khi lúc đầu, chỉ có vài nghìn người đặt chân đến hòn đảo vào những năm 1980, nhưng tới nay con số này đã hơn 150.000 khách du lịch mỗi năm.
Van Tilburg cho biết, cô cảm thấy chán nản vì nhiều khách du lịch đến đây thường phớt lờ các quy tắc, và trèo lên các bức tượng, tàn phá không gian được bảo tồn hay thậm chỉ là ngồi chễm chệ trên các bệ đặt tượng “để chụp được những bức ảnh sống ảo mà họ có thể chạm tay đến mũi các Moai”.
Tôi cảm thấy mọi thứ đang có chiều hướng xấu đi vì đa số khách du lịch thiếu cái tâm với những thứ trên hòn đảo và người dân bản địa”, Van Tilburg chia sẻ với Newsweek. “Có một sự coi thường không hề nhẹ của họ đối với lịch sử của các Rapa Nui (dân cư bản địa Polynesia trên Đảo Phục Sinh). Có vẻ, nhiều người chỉ muốn tìm hiểu lịch sử bằng cách chụp ảnh selfie với những bức tượng cổ kính”.