'Dị nhân đuổi mưa' Nguyễn Vũ Tuấn Anh: 'Hô mưa gọi gió là năng lực con người có thể làm được, nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ thì tôi tin là không'

Hà Anh |

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, người được mệnh danh là “dị nhân đuổi mưa” dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đã chia sẻ như vậy trước thông tin: “Ông Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định có thể ‘hô mưa, gọi gió’, ĐBQH thì cho rằng nên... giám định” đã đăng trên Báo điện tử Gia đình và Xã hội ngày 14/6.

“Việc con người luyện đến trình có thể điều khiển được thời tiết là có thật”

+ Mới đây, chia sẻ với báo giới, ông Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định: “Qua có thể gọi mưa, gọi gió, gọi Trời, gọi sét đủ hết...”. Đứng ở góc độ là một nhà nghiên cứu cũng như người có năng lực “siêu nhiên”, ông đánh giá như thế nào về những người có khả năng “hô mưa gọi gió” từ trong quá khứ cũng như đến hiện tại?

Dị nhân đuổi mưa Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Hô mưa gọi gió là năng lực con người có thể làm được, nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ thì tôi tin là không - Ảnh 1.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, nguyên Giám đốc Trung tâm Lý học Đông Phương. Ảnh: Chí Cường.

- Trong quá khứ ngàn năm về trước ở nền văn minh Đông Phương, họ đã ghi nhận hiện tượng những đạo sĩ biết “hô mưa gọi gió”. Một trong những hiện tượng nổi tiếng mà mọi người đều biết trong Tam Quốc Chí đó chính là Khổng Minh mượn được gió đông nam.

Nhưng vấn đề Khổng Minh mượn gió đông nam là năng lực nội tâm của ông này hay là ông ấy lợi dụng những tri thức hiểu biết về thời tiết để ông “dọa” Chu Du thì cái này vẫn còn đang xem xét. Bởi vì sau đó Tào Tháo có nói một câu là: “Hôm nay là ngày đông chí nên có gió đông nam không có gì là lạ”.

Dị nhân đuổi mưa Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Hô mưa gọi gió là năng lực con người có thể làm được, nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ thì tôi tin là không - Ảnh 2.

Ghi chép lịch sử về việc Khổng Minh Gia Cát Lượng "mượn gió đông" để thắng trận Xích Bích vẫn là một huyền thoại. Ảnh: T.L

Chứng tỏ, đối với Tào Tháo đó là một quy luật tự nhiên. Còn với Khổng Minh, nó lại được cho là năng lực. Như vậy, trong chuyện này, vẫn chưa xác định được đâu là năng lực, đâu là lợi dụng quy luật tự nhiên.

Nhưng cũng trong Tam Quốc Chí, có nhắc đến một vị đạo sĩ tên là Cát Hồng. Khi bị Tôn Quyền bắt và bị đem lên giàn thiêu, ông ta đã quát lên một tiếng, vận nội công và bất ngờ một trận mưa ập đến, dập tắt giàn thiêu.

Trong lịch sử Việt Nam, ở Nha Trang, có một ngôi chùa thờ 2 vị đạo sĩ cũng có thể “hô mưa, gọi gió” mà dân chúng vẫn còn ghi nhận đến bây giờ.

Hay ngay chùa Nôm (Hà Nội) cũng ghi nhận một vị đạo sĩ có khả năng tương tự và làm những chuyện mà chính quân Minh cũng phải sợ.

Tất cả chứng tỏ rằng, ở mức độ nào đó và trong điều kiện nhất định, việc con người luyện đến trình có thể điều khiển được thời tiết là có thật. Và tôi cũng nhấn mạnh là sẽ thực hiện được trong một phạm vi nhất định.

Trong quá khứ có thể có nhiều người đạt được đến điều này nhưng phải có sự tu luyện trong khả năng của họ.

Ví dụ, có người có thể nhìn được đất ở đây tốt xấu thế nào nhưng lại không có khả năng tác động đến thời tiết và ngược lại. Cái này cũng chính là cái ta gọi là phương pháp ứng dụng của mỗi người trong mỗi lĩnh vực.

Dị nhân đuổi mưa Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Hô mưa gọi gió là năng lực con người có thể làm được, nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ thì tôi tin là không - Ảnh 3.

Nhà tiên tri mù Baba Vanga, người nổi danh với những tiên đoán bà sau này cả sau khi đã mất. Ảnh: T.L

Con người không chỉ có khả năng “hô mưa, gọi gió” mà có thể nhìn thấy những vấn đề trong tương lai và có thể đưa ra các dự báo, như bà Vanga (nhà tiên tri mù Baba Vanga, người từng nổi danh với những tiên đoán chính xác về các sự kiện gây chấn động thế giới như sự trỗi dậy của IS, vụ tấn công khủng bố 11/9, sóng thần năm 2004, Anh rời Liên minh Châu Âu, đại dịch Ebola...).

Tất nhiên có yếu tố thiên bẩm và có cả sự tập luyện chứ không phải cứ muốn là được.

Nếu bất cứ cái gì không hiểu là chúng ta phủ nhận thì trên thế gian này làm sao có thể có điện thoại, máy bay, máy thu hình...?

+ Những người phê phán, hoài nghi, thậm chí kiên quyết không tin việc có năng lực “hô mưa gọi gió” và cho rằng nên đưa những người như vậy đi giám định hoang tưởng, ông cho rằng quan điểm này đúng hay sai?

- Trên thế gian này có 2 cách giải thích vấn đề. Một là giải thích trực quan, nghĩa là thấy sao nói vậy.

Và với cách giải thích này thì trái đất tròn hay vuông cũng không quan trọng, kể cả những lý thuyết mà khoa học đã đưa ra và chứng minh. Trong khi đối tượng của khoa học là những hiện thực khách quan đã xảy ra. Và con người cần phải khám phá.

Trên cơ sở những hiện tượng có thật, với một tinh thần khoa học nghiêm túc và có trách nhiệm, trước những hiện tượng gọi là “bất thường” như vậy, thì chúng ta phải tìm cách nghiên cứu bản chất tại sao nó lại như vậy.

Còn nếu bất cứ cái gì chúng ta không hiểu là chúng ta phủ nhận thì trên thế gian này người ta không cần một cái gì cả, kể cả những lý thuyết khoa học hiện đại.

Dị nhân đuổi mưa Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Hô mưa gọi gió là năng lực con người có thể làm được, nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ thì tôi tin là không - Ảnh 4.

Thời xưa chỉ có phù thủy cưỡi chổi bay được, thì máy bay thời nay sẽ là cái gì đó rất hoang đường so với thời đó. Ảnh minh họa

Cũng như việc nếu luôn luôn hoài nghi về những sự vật, hiện tượng bất thường như vậy thì hiện tại làm sao có thể có điện thoại, máy bay, máy thu hình…

Chẳng khác nào nếu bây giờ đem tất cả những thiết bị điện tử, điện thoại, tivi, máy thu hình quay trở về 100 năm trước thì có lẽ mọi người sẽ cho rằng đó là điều hoang tưởng, phù thủy hay ma quỷ đang nói trong các thiết bị đó chứ không phải thành tựu của khoa học.

Tóm lại, trên tinh thần khoa học nghiêm túc, ở một thế giới văn minh phát triển, tất cả những gì con người chưa biết thì cần phải tìm hiểu, khám phá.

100 năm trước, nếu ai đó tuyên bố rằng có thể nói chuyện xuyên lục địa hoặc có thể bay từ Việt Nam sang Mỹ trong vòng 24 tiếng đồng hồ thì người ta cũng không thể tin được. Hay những người có thể nhìn thấy những gì diễn ra trong tương lai, chẳng lẽ tất cả đều là mê tín dị đoan hay sao.

Nền văn minh càng phát triển thì tinh thần khoa học có trách nhiệm càng phải được quan tâm, chứ không phải cứ gán chữ “mê tín dị đoan” để phủ nhận, dẹp bỏ những điều khó hiểu, thì cần gì phải phát triển khoa học kỹ thuật.

Tu tập có thể đạt được một năng lực nào đấy nhưng kết quả thế nào thì lại là chuyện cần bàn

+ Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng sau một quá trình thiền và ông ta có thể trả lời được rất nhiều vấn đề trong vũ trụ cũng như trong thế giới này, "có mọi câu trả lời cho thế gian... kể cả trường sinh bất tử, bất kể mọi thứ mà vua chúa ngày xưa kiếm tìm".

Và có những điều khi nói ra, người khác sẽ không thể hiểu hoặc biết hết được. Vậy theo ông, với năng lực mà ông Vũ nói ở trên, ông có tin vào khả năng "hô mưa gọi gió" của Đặng Lê Nguyên Vũ?

- Như tôi đã nói ở trên, con người ta có thể tu luyện để đạt được một khả năng nào đó. Thế thì việc ông Đặng Lê Nguyên Vũ tuyên bố như vậy, điều này có khả năng xảy ra.

Vấn đề được đặt ra là, cái tri thức mà ông ta tiếp thu được có đúng như ông ta nói để đạt được điều đó hay không, lại là một câu chuyện khác. Tức là về lý thuyết, tu tập có thể đạt được một năng lực nào đấy và trên thực tế cũng đã chứng minh rồi.

Dị nhân đuổi mưa Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Hô mưa gọi gió là năng lực con người có thể làm được, nhưng Đặng Lê Nguyên Vũ thì tôi tin là không - Ảnh 5.

Clip được ông Vũ nhắc đến khi chia sẻ với báo giới gần đây về năng lực "hô mưa, gọi gió" của mình. Ảnh: T.L

Nhưng đó là lý thuyết chung, mang tính bao trùm, còn đi vào thực tế, phương pháp đó có dẫn đến điều đó hay không thì lại là chuyện cần bàn.

Quay trở lại câu chuyện của Đặng Lê Nguyên Vũ, qua theo dõi trên báo đài về một số phát biểu của ông này thì tôi thấy ông Vũ đang hiểu sai vấn đề nên cá nhân tôi không tin ông Đặng Lê Nguyên Vũ có khả năng đó.

Còn nếu ông Vũ có khả năng thật thì hãy chứng nghiệm cho mọi người cùng thấy.

Năng lực hô mưa gọi gió con người có thể làm được, còn ông Đặng Lê Nguyên Vũ có làm được hay không thì cần phải được kiểm chứng.

Trong năm nay, sẽ còn nhiều đợt nắng nóng và mưa bão lớn, ông ta có cơ hội để chứng nghiệm điều đó, tôi sẽ đợi kết quả.

+ Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này

Trở lại câu chuyện từng gây nhiều tranh cãi về việc “đuổi mưa” dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, năm 2010 “dị nhân” Nguyễn Vũ Tuấn Anh nổi đình đám với tuyên bố sẽ “đuổi mưa” suốt 10 ngày diễn ra Đại lễ.

Ngay sau tuyên bố đó, ông nhận được vô vàn ý kiến, trong đó phần lớn là sự phản hồi rất gay gắt, cho rằng đó là sự hoang tưởng, một hình thức đánh bóng tên tuổi.

Theo một tờ báo điện tử, ông bị các nhà khoa học "đánh tơi tả", các chuyên gia khí tượng thủy văn "mổ" vì "phát ngôn gây sốc" quá hoang đường.

Trong bài trả lời phỏng vấn của PV Báo GĐ&XH tại thời điểm đó, ông Tuấn Anh cho biết ông đã dự báo và xác định chuyện này trước 2 tháng trên trang web của lyhocdongphuong.org.vn và khẳng định thực tế đã diễn ra đúng như lời ông nói.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại