'Đi làm 5 năm, tôi bị đuổi việc, bạn lại được thăng chức tăng lương': Lý do cách biệt giữa người với người là gì?

Thiên Yết |

Nơi làm việc trước giờ không tồn tại cái gọi là tình thân, nhưng đây cũng là nơi có thể giúp con người ta nhận ra được rõ nhất đâu mới là bạn bè đích thực.

Vài ngày trước, tôi có nghe được một câu chuyện khá buồn.

Một nhân viên 35 tuổi (anh A) của phòng bên cạnh đã bị cho nghỉ việc, anh ấy ở công ty chăm chỉ làm việc đã 5 năm, nhưng mỗi năm tới lần đánh giá tăng lương thì lại chẳng thể lọt vào danh sách.

Công việc khá chăm chỉ, thái độ cũng khá khiêm tốn, chỉ có điều năng lực không theo kịp, người khác học một lần, anh ấy học ba lần rồi vẫn chưa thành thạo.

Cộng thêm với việc tuổi tác đã ngày một cao, sau cùng vẫn không thoát khỏi vận mệnh bị sa thải.

Điều khiến mọi người bất ngờ hơn đó chính là phòng bên đó trước đó vừa được bổ nhiệm một quản lý mới, và người đó lại chính là bạn đại học của A, hai người thậm chí còn chung giường tầng ở kí túc xá của trường, năm xưa cùng nhau xin vào công ty làm, nhưng thực lực khác biệt, một người nhanh chóng được tín nhiệm, một người lại chầm chậm như rùa.

Tất cả chúng tôi còn tưởng rằng có bạn là quản lý, anh A chắc sẽ chắc suất ở đó làm thêm được vài ba năm nữa, nhưng không ngờ, cậu bạn vừa lên nhậm chức, không lâu sau người bị đuổi lại là mình.

Anh A buồn bực mấy ngày liền, sau cùng không chịu được nữa đã đi tìm cậu bạn quản lý để lý luận. Đáng tiếc, gặp nhau mới được nửa tiếng thôi đã thất vọng ra về.

Câu nói mà trước khi anh ấy bước ra khỏi cửa đã ở lại trong đầu của tôi rất lâu: "Chúng ta không phải bạn bè ư?"

Bóng lưng đầy thất vọng của A khiến bất cứ ai khi nhìn cũng phải cảm thán: Hai người đúng là bạn bè, nhưng như vậy thì đã sao, ở nơi làm việc, làm gì tồn tại cái gọi là tình bạn.

Có lẽ khi nói tới chuyện hợp tác làm ăn với bạn bè, rất nhiều người sẽ cảm thấy tốt nhất là đừng làm việc chung với nhau, đặc biệt là quan hệ cấp trên cấp dưới, ngại ngùng vô cùng.

Nói nhẹ nhàng thì không đủ sức răn đe, nói nặng lời quá thì sợ mất bạn.

Bạn khen họ, người khác lại bảo bạn thiên vị người quen; bạn phạt họ thì lại không nỡ.

Công việc vốn dĩ đã đau đầu lắm rồi, lại còn phải suốt ngày đi để ý tới cảm nhận của người khác, chẳng phải rất mệt mỏi ư?

Nhưng đáng sợ hơn cả là vì vừa là bạn lại vừa là đồng nghiệp nên rất nhiều khi, hai người không ở cùng một tần số, bạn muốn nói chuyện công việc, họ thì lại muốn nói chuyện tình nghĩa.

Đi làm 5 năm, tôi bị đuổi việc, bạn lại được thăng chức tăng lương: Lý do cách biệt giữa người với người là gì? - Ảnh 1.

B vừa tách ra khởi nghiệp nên cần một trợ lý giúp mình xử lý những việc lặt vặt hàng ngày, B nghĩ đằng nào cũng bỏ tiền ra, chi bằng cho bạn mình. Nghĩ là làm, B tìm tới một người bạn vừa hay cũng đang tìm việc của mình, nói với cô bạn về chuyện này, đồng thời cũng nói rõ ràng luôn lượng công việc và cả lương thử việc.

B nói công việc trợ lý này thực ra cũng không vất vả, không cần thiết ngày nào cũng tới văn phòng, khá tự do.

Nếu dụng tâm làm, 3, 4 tiếng là có thể xong việc, lương thử việc là 8 triệu. Nhưng cô bạn trợ lý này mỗi ngày đều dậy rất muộn, việc làm cũng không cẩn thân đến nới đến chốn. Nhắn tin không trả lời, gọi điện không thèm bắt máy. Thấy cứ như vậy không ổn, B quyết định nói chuyện với cô bạn một cách nghiêm túc, đề nghị cô bạn thay đổi và nghiêm túc với công việc hơn.

Ai dè, ngày hôm sau, B lại được một người bạn khác nói B ác ý, chảnh chọe với cô bạn ấy.

B tủi thân nói: "Đúng là mình có hơi nghiêm khắc với cô bạn, nhưng cô ấy dù sao cũng là nhân viên, làm gì có sếp nào muốn nhân viên của mình vô kỷ luật như vậy."

Rõ ràng đạo lý thì đúng, nhưng trong thực tế cuộc sống lại không hề êm đẹp như vậy. Nguyên nhân rất đơn giản, con người ta ai cũng có phần phiến diện cả. Một khi đã bị gắn cái mác bạn bè lên rồi, yêu cầu của đối phương cũng sẽ khác.

Vì vậy, trong những năm qua, tôi đã gặp không ít những doanh nhân mà ở họ đều có một thói quen đó là không hợp tác làm ăn kinh doanh với bạn bè.

Rất nhiều người có thể cảm thấy kỳ lạ, bạn có thể nghĩ rằng làm gì mà làm với người quen thì sẽ tin tưởng hơn rất nhiều, nhưng thực ra, khi làm rồi, bạn sẽ phát hiện ra, giữa người thân quen với nhau, thực sự rất khó để công ra công tư ra tư, bởi lẽ, nơi làm việc không phải tổ chức từ thiện, tình cảm và tiền bạc song hành thường rất nhạy cảm.

Nói thẳng ra thì chẳng có miếng bánh nào rơi từ trên trời xuống cả, vì vậy, nơi làm việc quả thực rất tàn khốc, kẻ mạnh thì ở, kẻ yếu ra đi, người biết thích nghi thì sẽ sinh tồn được, vì vậy, nó hoàn toàn không phải vùng đất để nuôi dưỡng tình bạn.

Nếu bắt buộc phải nói xem nơi làm việc có tác dụng gì với tình bạn, vậy thì chỉ có thể nói, đó là nơi để kiểm nghiệm độ bền của tình bạn.

Trong quá khứ, tôi cũng từng khá sợ làm ăn với bạn bè.

Chơi là chơi, công việc và công việc.

Bởi lẽ tôi luôn cảm thấy, dù họ luôn nói công ra công tư ra tư, nhưng thực ra trong lòng chẳng thể chấp nhận được việc bạn đối đãi với họ giống như những người khác.

Dẫu sao thì cũng có thêm một tầng quan hệ, rất khó để giả vờ như chưa có chuyện gì xảy ra.

Hơn nữa, lòng người khó đoán, giống như có một giáo sư từng nói: "Con người ta có thể cho phép một người lạ phát tài, nhưng rất khó để chấp nhận người mình quen biết thăng tiến. Bởi lẽ giữa những người quen với nhau luôn tồn tại sự xung đột trong so sánh và lợi ích, còn giữa những người lạ với nhau lại không tồn tại điều này."

Đi làm 5 năm, tôi bị đuổi việc, bạn lại được thăng chức tăng lương: Lý do cách biệt giữa người với người là gì? - Ảnh 2.

Nhưng sau này, tôi thực sự đã gặp được những người bạn rất hòa hợp trong công việc, thậm chí có những người còn là cấp trên cấp dưới.

Họ hợp tác với nhau rất ăn ý, làm việc đâu ra đó, cũng không bao giờ có chuyện đố kị hay nói xấu nhau, cảm giác còn ăn ý hơn giữa những người lạ với nhau.

Tôi ấn tượng rất sâu sắc với một CFO và trợ lý của cô ấy, hai người là bạn học đại học, kí túc cũng gần nhau, còn cùng tham gia một câu lạc bộ. CFO khi sa thải cô bạn trợ lý này, cả công ty đã rất bất ngờ.

Ban đầu, hai người cùng nhau thức đêm, cùng nhau biến một công ty khởi nghiệp lộn xộn thành một công ty đâu ra đó. Nhưng dần dần, cô bạn trợ lý không còn chí tiến thủ nữa.

Khi ấy, tất cả mọi người đều nghĩ rằng đôi bạn này có lẽ "xong" rồi.

Nhưng không ngờ, vài năm sau, hai người lại bắt tay vào một công ty mới. Nghe nói cô trợ lý sau khi nghỉ việc đã lại suy nghĩ rất lâu, sau đó nghiêm túc làm việc lại. Trong khi rất nhiều người ngồi đợi xem kịch hay của hai cô bạn thì hai người họ đã lại bắt tay làm một "mẻ" mới.

Lúc đó, rất nhiều người mới bắt đầu cảm thấy, cách mình nhìn người trước kia quá hẹp hòi.

Trước kia, chúng ta luôn cho rằng bạn bè thì sẽ luôn trung thành, không bao giờ xa nhau. Nhưng nơi làm việc đã cho tình bạn thêm một định nghĩa mới, khi ở cạnh nhau thì kề vai sát cánh, xa nhau rồi, vẫn là bạn dù có còn đơn phương. Giữa họ có một câu nói khiến tôi thấy rất thấm, hai người, nếu không trải qua những thử thách cám dỗ của lợi ích thì chưa phải là bạn bè đích thực.

Giữa họ có một nguyên tắc: lúc làm việc, quên mình là bạn bè.

Nơi làm việc trước giờ không tồn tại cái gọi là tình thân, nhưng đây cũng là nơi có thể giúp con người ta nhận ra được rõ nhất đâu mới là bạn bè đích thực. Vì vậy, đừng tùy tiện đem tình bạn vào nơi làm việc để khảo nghiệm, hãy dùng chính thực lực và sự nỗ lực của bạn để chứng minh bạn xứng đáng với những đãi ngộ tốt hơn.

Cũng đừng quá khắt khe với bạn bè, cần phải biết, đây là một thế giới tàn khốc, ai sống trên đời cũng có hàng trăm điều phải suy nghĩ, không ai đẻ ra là đã sung sướng cả, đừng bao giờ cậy vào cái gọi là quan hệ hay tình thân để đạt được lợi ích, nếu không, người out trước luôn luôn là bạn!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại