Di chuyển cặp sư tử đá trước Thái Hòa điện trong Cố cung, nhóm thợ hốt hoảng bởi cảnh tượng chưa từng thấy

Trung Hạ |

Năm 1976, khi tu sửa Cố cung và di chuyển cặp sư tử đá trước Thái Hòa điện, đã xảy ra một chuyện khiến người thời bấy giờ vô cùng hoảng sợ.

Trước Thái Hòa môn trong Cố cung Bắc Kinh (Trung Quốc) có một cặp sư tử đá, con đực một chân đạp tú cầu, còn lại là con cái. Kể từ thời điểm xây dựng năm 1420, Cố cung đã tồn tại hơn 600 năm, cặp sư tử đã này đã bị di dời đúng một lần, sau đó không ai dám động vào.

Chuyện bắt đầu từ mấy chục năm về trước.

Cặp sư tử đá trấn tọa trước Thái Hòa điện

Năm 1976, Cố cung tiến hành tu sửa lại phần thềm đá, đặc biệt là khu vực trước Thái Hòa điện vì cung điện này gần như là bộ mặt của Tử Cấm Thành. Người ta đã di đời cặp sư tử đá đi chỗ khác để chừa lại khoảng trống cho thợ làm việc. Điều không ngờ rằng chỉ vừa di chuyển sư tử đá, nước ngầm từ sông Kim Thủy gần kinh thành chảy lên từ vị trí đó cứ như mở van. Nhân viên vội vàng báo cho ban quản lý di tích lúc bấy giờ.

Trước tình huống này, chuyên gia khoa học lý giải rằng đây hoàn toàn là vấn đề liên quan đến mạch nước ngầm bên dưới Cố cung. Tuy nhiên người ở Bắc Kinh lại không nghĩ đơn giản như vậy.

Di chuyển cặp sư tử đá trước Thái Hòa điện trong Cố cung, nhóm thợ hốt hoảng bởi cảnh tượng chưa từng thấy - Ảnh 2.

Được biết, vào thời Xuân Thu chiến quốc, Bắc Kinh có tên là Yến Kinh vì là kinh đô của nước Yến. Tuy nhiên, khu vực Bắc Kinh còn được gọi là Cổ Hải U Châu vì thuở xa xưa nơi đây là một vùng biển bao la. Nghe nói, sư tử đá được đặt đúng vị trí được xem là “mắt biển”.

Người Trung Quốc xưa có quan niệm tin rằng đất trời có thể ảnh hưởng đến con người, một một hiện tượng hoặc sự trùng hợp to lớn nào đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo thảm họa nào đó.

Năm 1976, ở vùng Cát Lâm có một trận mưa thiên thạch hiếm thấy. Mặc dù không gây ra tổn thất nào nhưng người thời bấy giờ đã liên đới chuyện thiên thạch rơi và đất dưới chân sư tử đá phun nước trong Tử Cấm Thành lại với nhau. Từ đó, ban quản lý Cố cung đã sinh lòng kiêng kị, không còn dám di chuyển sư tử đá.

Nhiều du khách tham quan Cố cung đều thích sờ vào sư tử đá để lấy may mắn. Thế nhưng những người thế hệ trước sống ở Bắc Kinh và người làm việc trong Cố cung đều ngầm hiểu rằng: Tất cả mọi vật trong Tử Cấm Thành, tốt nhất là không nên di chuyển, cũng không nên sờ mó.

Không chỉ có cặp sư tử đá trấn tọa hai bên, trước Thái Hòa điện còn có 2 chiếc lu đồng cực lớn. Vì sao lại đặt lu đồng sơn vàng trước cung điện như vậy?

Di chuyển cặp sư tử đá trước Thái Hòa điện trong Cố cung, nhóm thợ hốt hoảng bởi cảnh tượng chưa từng thấy - Ảnh 4.

Lu đồng "khắc hỏa"

Thái Hòa điện là một trong ba cung điện lớn và quan trọng nhất Cố cung, là nơi đăng cơ của Hoàng đế. Phần lan can trắng bằng ngọc hình mây ở cung điện này cũng nhiều nhất trong Cố cung. Nghe nói, trong ngày đăng cơ của các Hoàng đế thời kỳ đầu nhà Minh, mây tụ tập trên bầu trời Thái Hòa điện nhiều nhất trong Tử Cấm Thành. Đồng thời xung quanh cung điện còn có nhiều lư hương, bên trong đốt cây tùng bách, bốc khói trắng. Mây trắng phiêu bồng, khói bay tản mạn, mặt trời chiếu xuống ánh vàng lấp lánh, càng khiến Thái Hòa điện giống “tiên cảnh nhân gian” hơn.

Di chuyển cặp sư tử đá trước Thái Hòa điện trong Cố cung, nhóm thợ hốt hoảng bởi cảnh tượng chưa từng thấy - Ảnh 6.
Di chuyển cặp sư tử đá trước Thái Hòa điện trong Cố cung, nhóm thợ hốt hoảng bởi cảnh tượng chưa từng thấy - Ảnh 7.

Lu đồng hoàng kim được đúc từ những năm của Càn Long đế thời nhà Thanh, bên ngoài ban đầu có một lớp vàng, nhưng lớp vàng quý này đã bị lấy đi mất trong thời kỳ loạn lạc. Hoàng đế cho người đặt lu đồng lớn trước Thái Hòa điện đương nhiên có “huyền cơ”.

Lu đồng có nước, dưới chân chạm với phần đất, ứng với “Kim sinh thủy, thổ sinh kim, thủy khắc hỏa” trong Ngũ hành, dùng để dập lửa kịp thời mỗi khi cung điện phát sinh hỏa hoạn. Ngoài ra, mùa đông ở Bắc Kinh thường có tuyết rơi, nước trong lu đồng đóng băng. Vậy khi nước đã đóng băng thì làm sao có thể cứu hỏa? Dưới lu có chỗ để đốt lửa, thế là nước không thể đóng băng xuyên suốt mùa đông.

Mặc dù những cung điện khác trong Tử Cấm Thành cũng có đặt những chiếc lu lớn dập lửa, nhưng chỉ mỗi lu đồng ở Thái Hòa điện là được dát vàng, những chỗ khác thì không.

Nguồn: Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại