Ánh nắng mùa đông xuyên qua mây chiếu xuống mặt đất, cái se lạnh nhẹ xen lẫn sự hanh khô có thể khiến làn da thô ráp, nhưng lúc này bạn cũng có thể phơi khô những thực phẩm tốt lành để trở thành nguyên liệu nấu ăn yêu thích của mình.
Mùa đông ăn bí đao có nhiều tác dụng cho sức khoẻ. Nhưng nếu muốn sẵn có bí đao để chế biến món ăn, bạn có thể phơi khô để dùng dần. Bí đao thời điểm này có nhiều chất dinh dưỡng, không chỉ ngon cho bữa cơm mỗi ngày mà còn có thể để dành để chế biến các món ngon vào dịp Tết Nguyên đán.
Vào mùa lạnh, bí đao phơi khô được nhiều người dùng để bảo vệ sức khoẻ, đồng thời đây cũng là cách để bảo quản thực phẩm lâu dài.
Bí đao được phơi nắng dưới nắng hanh khô giàu chất dinh dưỡng, có hương vị độc đáo nên được nhiều người vô cùng yêu thích. Trước hết, bí đao khô rất giàu chất dinh dưỡng nên là lựa chọn lý tưởng để chăm sóc sức khỏe mùa đông. Biến bí đao tươi thành bí đao khô vàng óng, trong trẻo dưới ánh nắng mặt trời không chỉ là món ngon mà còn là một lối sống lành mạnh.
Trong quá trình phơi nắng, nước trong bí đao bay hơi dần, các chất dinh dưỡng cô đặc lại, hương vị đậm đà hơn. Kết cấu của bí đao khô dai nhưng không cứng như gỗ. Hơn nữa, bí đao sấy khô còn dễ bảo quản hơn và có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi, mang đến sự tiện lợi cho gia đình.
Cách làm bí đao khô
Bí đao mua về mang rửa sạch, gọt vỏ, bỏ lõi và cắt thành từng lát dày. Thêm một chút muối, trộn đều và để nghỉ để bí đao ra nước. Ngoài việc giúp bí đao thêm đậm đà, cho muối vào còn giúp bí đao giải phóng nước và đẩy nhanh quá trình sấy khô.
Khoảng 2 giờ, hàm lượng nước trong bí đao đã hao bớt, mang lên giá phơi. Đặt ở nơi nắng thoáng mát, có bóng nắng. Bạn cần kiên nhẫn chờ đợi ở bước này để bí đao khô hoàn toàn, điều này có thể kéo dài thời gian bảo quản.
Dùng vải màn để che lại bí đao và phơi ở nơi thoáng mát. Việc phơi khô sẽ bị gián đoạn nếu bắt gặp lúc trời mưa bởi vậy ngoài cách phơi nắng bạn có thể sấy bằng lò.
Sau khi sấy khô, bí đao có kết cấu chắc hơn, giòn hơn đồng thời vẫn giữ được hương vị tươi ngon. Hơn nữa, bí đao phơi nắng không dễ bị hư hỏng và có thể bảo quản được lâu nên là lựa chọn thích hợp cho các món ngon mùa đông.
Bí đao khô có thể dùng để xào, nấu canh hoặc hầm với thịt.
Hướng dẫn cách làm sườn heo hầm bí đao
Nguyên liệu cần thiết
- 200g sườn non, 100g bí đao khô, rượu nấu ăn, gừng, hành lá, nước tương, nước mắm, đường phèn, lá nguyệt quế, 1 bông hoa hồi, rau mùi.
Cách thực hiện sườn heo hầm bí đao khô
Bước 1: Sườn non mua về rửa sạch. Bạn có thể cho chút bột mì và muối tinh vào bóp rửa với sườn. Thêm nước, hành lá, gừng và 1 thìa rượu nấu ăn cùng sườn vào nồi. Đun trên lửa lớn, hớt bọt nổi, vớt ra, rửa sạch, Để ráo nước, đặt sang một bên. Bước sơ chế này nhằm loại bỏ máu thừa trong sườn, giúp món canh hầm thêm trong và ngon. Cách này cũng áp dụng khi bạn dùng sườn già.
Bước 2: Thêm chút dầu ăn vào nồi khác, thêm đường phèn vào để làm nước màu. Đến khi chuyển màu nâu cánh gián nhẹ thì cho sườn vào xào săn lại. Thêm 1 thìa nước tương, 1 thìa nước mắm, vài lát gừng, 2 lá nguyệt quế, 1 bông hoa hồi, xào đến khi có mùi thơm và để sườn ngấm hết gia vị.
Bước 3: Thêm nước, đun sôi ở nhiệt độ cao, sau đó giảm nhiệt độ thấp và đun nhỏ lửa trong khoảng 50 phút. Trong khi đó, bí đao khô mang rửa sạch, ngâm vào nước ấm cho mềm. Sau đó, vắt kiệt nước, cho vào nồi, tiếp tục đun trong khoảng 20 phút. Nêm nếm lại cho vừa miệng.
Bước 4: Sau cùng, múc canh ra khỏi nồi, thêm rau mùi cắt nhỏ. Món sườn heo hầm bí đao này không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn đậm đà, giúp bạn cảm nhận được sự ấm áp trong mùa đông.
Bí đao khô không chỉ làm được các món hầm mà chúng cũng có thể chế biến thành các món ăn đa dạng khác như xào thập cẩm, làm nhân bánh,... Dù nấu theo cách nào đi nữa thì bí đao đều bổ sung thêm nhiều hương vị và màu sắc cho bữa cơm mùa đông.
Chúc bạn làm bí đao khô thành công và chế biến được những món ăn thơm ngon nhé!