Một nghiên cứu do Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (Mỹ) công bố năm 2023 cho thấy đi bộ nhiều có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim và đột quỵ.
Kết quả cho thấy:
- Người đi bộ 4.500 bước mỗi ngày giảm 77% nguy cơ mắc bệnh mạch máu so với người đi bộ dưới 2.000 bước mỗi ngày.
- 11,5% người cao tuổi đi bộ dưới 2.000 bước mỗi ngày gặp phải các vấn đề về tim mạch, trong khi tỷ lệ này chỉ là 3,5% ở những người đi bộ hơn 4.500 bước mỗi ngày.
- Ngay cả việc tăng thêm 500 bước mỗi ngày cũng có thể làm giảm 14% nguy cơ bệnh tim mạch.
Tác giả chính của nghiên cứu, ông Duly, cho biết: "Mọi người nên tăng số bước chân mỗi ngày để cải thiện sức khỏe tim mạch. Đối với những người trên 70 tuổi, nên tăng thêm 500 bước mỗi ngày".
Việc đi bộ thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch, bao gồm hỗ trợ hạ huyết áp, điều chỉnh mỡ máu, giảm lượng đường trong máu và cải thiện chức năng tim.
2 dấu hiệu cảnh báo bệnh tật khi đi bộ
Bác sĩ Giả Bệnh Quân, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Hồng Thập Tự Tây An (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc) cho biết: "Người cao tuổi đi bộ không chỉ cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn mang lại nhiều lợi ích khác. Đi bộ giúp tăng cường xương khớp, giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ, có thể nói chúng mang lại lợi ích toàn diện cho sức khỏe".
Tuy nhiên, trong khi đi bộ, bạn cũng cần chú ý đến các phản ứng của cơ thể. Nếu bạn có hai triệu chứng sau đây thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tật.
1. Cảm thấy mệt nhanh khi đi bộ
Một số người chỉ cần đi vài bước đã kêu mệt mỏi, số bước chân mỗi ngày rất ít. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu Tạp chí Tim mạch Dự phòng châu Âu chỉ ra rằng những người ít đi bộ thì khó sống thọ.
Kết quả cho thấy, đi bộ tối mỗi ngày có liên quan đến việc giảm đáng kể nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Cụ thể, số người đi 5.537 bước mỗi ngày giảm 48% nguy cơ tử vong, số người đi 7.370 bước mỗi ngày giảm 55% nguy cơ tử vong và số người đi 11.529 bước mỗi ngày giảm 67% nguy cơ tử vong.
2. Đi bộ chậm
Một nghiên cứu của Mỹ đã phân tích tốc độ đi bộ và tỷ lệ tử vong của 47.500 người cho thấy những người đi bộ nhanh có thể sống lâu hơn những người đi bộ chậm khoảng 15-20 năm.
Cụ thể, nam giới - nữ giới đi bộ nhanh có tuổi thọ trung bình lần như là 86,7 tuổi và 85,2. Trong đó, nam giới - nữ giới đi bộ chậm chỉ có tuổi tuổi trung bình lần như là 72,4 tuổi và 64,8 tuổi.
4 điều cần tránh khi đi bộ để tuổi 70 xương khớp không đau nhức
Đi bộ tuy tốt nhưng cũng cần chú ý đến phương pháp thực hiện. Dưới đây là một số lỗi khi đi bộ mà bạn nên bỏ ngay.
1. Đi lùi quá nhiều
Ông Đường Cần, Phó Tổng thư ký nghiên cứu tại Hội Y học Trung Hoa (Trung Quốc), cho biết đi lùi tuy có thể kích thích một số cơ quan vận động nhưng lại không phù hợp với người cao tuổi. Bởi vì người cao tuổi đi lùi quá nhiều rất dễ bị ngã, trường hợp nặng có thể dẫn đến gãy xương, thậm chí là tàn phế.
2. Bỏ qua việc khởi động
Ông Cao Á Nam, Phó trưởng khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Lão khoa Bắc Kinh (Trung Quốc), cho biết: Đi bộ mà không khởi động dễ dẫn đến chấn thương vì cơ khớp đang ở trạng thái nghỉ lại phải hoạt động liên tục. Mọi người cần phải khởi động đầy đủ trước khi đi bộ, tối thiểu là 5-10 phút.
3. Đi bộ trên đường nhiều sỏi đá
Ông Đường Cần cho biết, đi bộ trên đoạn đường gồ ghề, nhiều đá sỏi rất dễ chấn thương do ngã hoặc bị đá làm tổn thương chân. Ngoài ra, mọi người cũng nên tránh đi bộ ở nơi nhiều khói bụi, nên chọn nơi trong lành để tập luyện thể thao.
4. Đi bộ khi mệt mỏi
Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, ốm sốt tốt nhất nên nghỉ ngơi, không nên cố gắng đi bộ vì dễ dẫn đến ngã đột ngột, gây chấn thương hoặc đột quỵ. Ngoài ra, người cao tuổi không nên đi bộ một mình, nhất là người bị bệnh tim mạch.