Đèn tắt phụt, xung quanh tối om, tại sao mãi lúc sau bạn mới "định hình" được?

S.T |

Lúc ấy, bạn dường như bị mất cảm giác thị giác, chỉ nhìn thấy xung quanh tối đen. Vì sao vậy?

Khi bạn vừa ở chỗ sáng vào chỗ tối sẽ cảm thấy nhìn không rõ ràng, phải chờ một lúc mới có thể từ từ nhìn thấy những thứ xung quanh. Tại sao?

Đèn tắt phụt, xung quanh tối om, tại sao mãi lúc sau bạn mới định hình được? - Ảnh 1.

Tại sao khi vào bóng tối, chúng ta cần một khoảng thời gian để "thích nghi"?

Thực ra, mắt của chúng ta có hai hệ thống: một là hệ thống triết quang bẻ cong ánh sáng giúp ánh sáng bên ngoài thông qua hệ thống này tới võng mạc.

Còn một hệ thống nữa là cảm quang, có thể thông qua các tế bào cảm quang nằm ở võng mạc để truyền tín hiệu lên não. Não lập tức tiến hành phân tích, gia công và sinh sản thị giác.

Tế bào cảm quang có hai loại. Một loại gọi là tế bào thị cảm, có khoảng 1,2 trăm triệu tế bào, chỉ mẫn cảm với ánh sáng yếu và phát huy tác dụng trong bóng tối.

Đèn tắt phụt, xung quanh tối om, tại sao mãi lúc sau bạn mới định hình được? - Ảnh 2.

Khi ta từ nơi có ánh sáng vào nơi tối, các tế bào thị thùy đột nhiên mất tác dụng, không thể sinh sản thị giác.

Một loại tế bào khác gọi là tế bào thị thùy, có khoảng 6 triệu tế bào, mẫn cảm với ánh sáng mạnh, chủ yếu phát huy tác dụng ở nơi có ánh sáng.

Khi ta từ nơi có ánh sáng vào nơi tối, các tế bào thị thùy đột nhiên mất tác dụng, không thể sinh sản thị giác. Còn tế bào thị cảm chỉ phát huy tác dụng trong bóng tối, lại do chất thị tử hồng trong tế bào bị ánh sáng mạng phân giải.

Vì thế, nơi tối thị cảm và thị thùy phải hợp thành lại mới có thể phát huy tác dụng. Do vậy mới sinh ra bóng tối tạm thời đó. Y học gọi quá trình tiến hóa này là thích ứng với bóng tối.

Nguồn sưu tầm: Cuốn "10 vạn câu hỏi vì sao? – Bí ẩn quanh ta", trang 98, NXB Hồng Đức.

Tiêu đề bài viết đã được tòa soạn đặt lại.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại