Đen đúa và xấu xí, nhưng đây lại là loại củ có tác dụng "toàn năng" với sức khỏe

Vân Hồng |

Theo Đông y, mã thầy không chỉ là món ăn vặt được nhiều người yêu thích mà còn là vị thuốc quý. Dù vỏ ngoài đen đúa nhưng ruột trắng mang lại lợi ích "toàn năng" cho sức khỏe.

Lý do củ mã thầy được xem là thực phẩm "toàn năng"

Thi thoảng ra phố, chúng ta thường nhìn thấy những người bán hàng rong vừa nói chuyện vừa gọt từng củ mã thầy, màu sắc chuyển từ đen sang trắng, cho vào những túi nylon rồi ai đó lần lượt ghé qua mua một túi sau khi vừa được gọt xong.

Người bán hàng cứ phải gọt liền tay cho đến khi những túi mã thầy đã bán sạch và gánh hàng rong trở nên nhẹ bẫng thì họ mới đi về nhà. Chúng ta thường ăn mã thầy với cảm giác thanh mát ngọt dịu, ai ăn quen cũng sẽ bị "nghiện", nhưng nhiều người không biết nhiều đến tác dụng của loại củ "đen đúa" này.

Trong sách cổ Trung Quốc nói rằng, củ mã thầy giống như một đứa trẻ "biết mình không xinh đẹp nên phải chăm học". Đông y đánh giá cao tác dụng của mã thầy nên gọi đây là "loại củ toàn năng".

Nghiên cứu cho thấy, củ mã thầy có thể giúp cơ thể trao đổi chất và điều chỉnh cùng lúc 3 chất quan trọng trong cơ thể là lượng đường, chất béo và protein, điều tiết acid cân bằng. Đây cũng là món ăn vặt phù hợp cho trẻ em, người cao tuổi.

Trong quá khứ, củ mã thầy đã được sử dụng như một loại thuốc quý. Nhiều phương thuốc cổ đại được đề cập rằng củ mã thầy "nhuận tràng, thông tiện, thanh đờm, loại bỏ ẩm ướt". Đây cũng là thực phẩm giàu cellulose, vì thế mà khi ăn thường cảm thấy bã khô nếu nhai lâu.

Không chỉ có các chất dinh dưỡng phong phú, mã thầy còn có hương vị độc đáo, Đông y đánh giá đây thực sự là một loại thực phẩm hiếm có vai trò và hiệu quả nhất định đối với sức khỏe.

Đen đúa và xấu xí, nhưng đây lại là loại củ có tác dụng toàn năng với sức khỏe - Ảnh 1.

1. Thanh nhiệt, tiêu đờm

Theo Đông y, mã thầy tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt phổi, tiêu đờm hiệu quả. Do chứa chất dinh dưỡng phong phú, tốt cho người mắc chứng âm hư, phổi nhiệt, ho nhiều. Đây cũng là vị thuốc quý làm giảm triệu chứng nôn ra chất lỏng sau khi ăn, sốt và ho có đờm.

2. Giải khát, bù nước

Củ mã thầy vừa trắng vừa ngậy, khi ăn vào miệng có cảm giác ngọt mát, giàu nước và độ ẩm, có thể làm dịu những cơn khát nhanh chóng. Sau khi ăn mã thầy sẽ có cảm giác thư giãn, đầu óc giảm căng thẳng, đồng thời làm giảm các cơn đau tức ngực, mệt mỏi.

Đen đúa và xấu xí, nhưng đây lại là loại củ có tác dụng toàn năng với sức khỏe - Ảnh 2.

3. Giải độc, lợi tiểu

Do chứa nhiều nước nên ăn mã thầy có tác dụng lợi tiểu, từ đó mang lại hiệu quả giải độc thông qua tiểu tiện thuận lợi, tốt cho những người mắc các bệnh về nhiễm trùng đường tiết niệu, làm mát và giải độc máu.

4. Thông ruột, nhuận tràng

Củ mã thầy được đánh giá là thực phẩm rất giàu protein thô, nguồn tinh bột dồi dào có thể thúc đẩy nhu động ruột, và có tác dụng thông ruột, nhuận tràng rất tốt. Từ đó, có thể được dùng để điều trị các triệu chứng của táo bón.

5. Chống tắc, tiêu viêm

Củ mã thầy tính hàn vị ngọt, khi ăn vào sẽ tốt cho phổi, dạ dày, giảm tắc, tiêu viêm, thông dạ dày và hệ thống tiêu hóa nhanh chóng. Đây cũng là món ăn vặt giúp người mệt mỏi chán ăn trở nên ngon miệng hơn.

6. Kháng khuẩn, diệt nấm

Nghiên cứu cho thấy, củ mã thầy chứa các chất như Staphylococcus aureus, Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa nên thường được Đông y sử dụng để ngăn ngừa cảm lạnh, viêm amiđan, viêm phổi, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng đường tiết niệu có hiệu quả điều trị tốt.

Đen đúa và xấu xí, nhưng đây lại là loại củ có tác dụng toàn năng với sức khỏe - Ảnh 3.

Một số cách chế biến tốt nhất

Củ mã thầy có thể được ăn tươi sống như trái cây, nhưng phải cẩn thận rửa sạch và gọt vỏ cẩn thận, đề phòng củ mọc dưới môi trường nước bẩn có thể nhiễm ký sinh trùng. Tuy nhiên, để tận dụng hết chất dinh dưỡng thì nên chế biến thành những món ăn đa dạng hơn.

Có 3 cách để ăn mã thầy, ăn sống, chế biến thành các món ăn hoặc kết hợp thực phẩm, và ép thành sinh tố để uống như trà.

1. Nước uống mã thầy

Dùng 8 củ mã thầy làm thành nước ép, pha vào một chút nước ấm và uống hàng ngày như nước trà. Món này có tác dụng thanh nhiệt giảm âm hư, phòng chống ung thư, có tác dụng tốt trong việc giảm sự phát triển của các tế bào ung thư ác tính ở thực quản, vòm họng, phổi, dạ dày.

2. Cháo mã thầy, đương quy, lúa mạch

Chuẩn bị khoảng 15g đương quy, 30g mã thầy, 100g bách hợp tươi, 100g lúa mạch. Tất cả nhấu thành cháo và ăn khi nóng ấm.

Món cháo này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, giảm đau, kiện tì lợi ẩm. Đặc biệt tốt cho những người đau sưng họng do viêm, ho sốt, mệt mỏi, khát nước, táo bón, bệnh nhân ung thư.

Đen đúa và xấu xí, nhưng đây lại là loại củ có tác dụng toàn năng với sức khỏe - Ảnh 4.

Một số lưu ý:

1. Phụ nữ mang thai không nên ăn củ mã thầy sống.

2. Khi chế biến mã thầy, để giữ nguyên thermolabile - hợp chất chống ung thư, không nên đun nấu quá lâu, chỉ cần ép lấy nước, pha chút nước ấm để uống là được.

*Theo Quốc y Đại sư và Sức khỏe (TQ)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại