Trong lúc đào rãnh đặt cáp, một người nông dân bất ngờ đụng trúng 1 tảng đá lớn. (Ảnh: DLR)
Vào năm 1989, một người nông dân trong lúc đào rãnh đặt cáp trong vườn nhà mình ở Blaubeuren, thuộc vùng Swabia ở Đức bất ngờ đụng trúng 1 tảng đá lớn. Với người đàn ông, tảng đá này chỉ là một thứ cản trở công việc của mình nên anh định vứt nó đi. Nhưng vừa nhấc lên, anh nhận thấy rằng tảng đá này rất nặng, vật lộn một lúc anh ta đã bê được nó ra góc vườn.
Từ đó, tảng đá này bị bỏ quên trong khu vườn của người nông dân và bị gió mưa làm mòn đi không ít. Vào năm 2015, anh nông dân năm nào giờ đã bước vào độ tuổi trung niên, chợt 1 ngày bác nhớ tới tảng đá trong xó vườn và định mang nó đem bỏ.
Dù tảng đá đã được đưa lên xe kéo và sẵn sàng mang đi nhưng đột nhiên sau khi thấy vẻ ngoài đặc biệt của tảng đá, bác nông dân quyết định giữ lại và chuyển nó xuống tầng hầm nhà mình. Sau đó bác đặt nó vào trong một ngăn tủ.
Tảng đá sau khi được tìm thấy đã bị vứt ở xó vườn trong nhiều năm. (Ảnh: DLR)
Mãi cho tới tháng 1 năm 2020, sau 31 năm, tình cờ bác nông dân có cơ hội gặp được ông Heike Rauer, Giám đốc Viện Nghiên cứu Hành tinh tại Trung tâm Hàng không Vũ trụ Đức (DLR) và Jürgen Oberst, người giám sát Mạng cầu lửa châu Âu cùng Dieter Heinlein, chuyên gia về thiên thạch của DLR và nhờ các chuyên gia này kiểm tra giúp tảng đá của mình.
Sau rất nhiều email đính kèm hình ảnh và các cuộc thảo luận trên điện thoại, một mảnh vỡ nặng 23,4 gram đã được gửi tới chuyên gia Heinlein. Chỉ cần nhìn bằng mắt thường, Heinlein có thể nhận ra ngay sự hiện diện của sắt trên bề mặt của tảng đá. Ông dùng cưa kim cương cắt nhỏ mảnh vỡ ra và hoàn toàn kinh ngạc với những thứ tìm được bên trong đó.
Các chuyên gia thẩm định đây là 1 khối thiên thạch. (Ảnh: DLR)
Heinlein chia sẻ: "Đây đúng là thứ mà ông vẫn ao ước bấy lâu nay, một thiên thạch đặc biệt với tuổi đời lên tới hàng tỷ năm". Bên trong mảnh vỡ là một ma trận của các chondrule với kích thước milimet. Các chondrule là loại hạt tròn thường được tìm thấy trong một Chondrit. Chondrule được tạo thành từ silicat, kim loại và sunfua và chúng dường như đã hình thành dưới dạng các giọt nóng chảy ở nhiệt độ cao trong tinh vân Mặt Trời sơ khai .
Chondrit được hình thành từ cách đây khoảng 4,56 tỷ năm khi nhiều loại bụi và hạt nhỏ đã có mặt từ đầu trong Hệ mặt trời, tụ lại tạo thành các tiểu hành tinh cổ xưa, tuy nhiên là loại tích tụ có kích thước đủ nhỏ để không ở trạng thái tan chảy.
Nó được coi là "trầm tích vũ trụ", chốt lại trong nó thông tin về lúc hình thành Hệ mặt trời.
Vào ngày 9 tháng 2 năm 2020, phần thân chính của khối thiên thạch đã được chuyển tới DLR để tiến hành các cuộc phân tích hóa học và khoáng chất.
Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, khối thiên thạch được xác nhận có trọng lượng lên tới hơn 30kg và được công nhận là khối thiên thạch lớn nhất được tìm thấy ở Đức.
Khối thiên thạch nặng tới hơn 30kg này được định giá 5 triệu USD. (Ảnh: DLR)
Các chuyên gia đã đặt tên cho khối thiên thạch là "Blaubeuren" theo vị trí mà nó rơi xuống. Họ cũng cho biết thêm thiên thạch "Blaubeuren" là kết quả của một vụ va chạm dữ dội trong vũ trụ. Tảng thiên thạch này còn được định giá lên tới 5 triệu USD (hơn 113 tỷ VND). Hiện tại nó đang được trưng bày tại Bảo tàng Tiền sử Đức.