Tình huống thảm kịch nhất được gọi là "cuộc tấn công đáp trả bằng tên lửa" («launch under attack» — LUA):
"Tổng thống Trump sẽ phải phản ứng trước thông báo từ phía các tướng lĩnh của mình về việc hàng trăm tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga đang tiến gần tới nước Mỹ. Tất nhiên, thông báo này có thể không chính xác. Vậy ông ấy có bao nhiêu thời gian?"
Thực ra, đây hoàn toàn không phải câu hỏi mang tính lý thuyết. Có thể hay muốn phản ứng hay không là một phần của kế hoạch kiềm chế mối đe doạ tấn công nhằm vào nước Mỹ.
Bởi vậy, hãy cùng nhau phân tích.
Từ thời điểm một quả tên lửa hạt nhân của Nga được phóng từ mặt đất cho đến khi nó trúng đích mất khoảng 30 phút. Nếu phóng từ tầu ngầm đang phục sẵn trên đại dương thì khoảng thời gian này sẽ ngắn hơn. Các tên lửa phóng từ mặt đất có thể bắn trúng các bệ phóng những tên lửa hạt nhân của Mỹ.
Vì thế, những tên lửa này của Mỹ phải được triển khai trong vòng 30 phút. Nhưng quyết định cần phải được đưa ra trong vòng 18 phút. Phần thời gian còn lại là để truyền và thực hiện các mệnh lệnh.
Tuy nhiên, các tên lửa của Nga không thể bị phát hiện ngay sau khi chúng được phóng lên, mà chỉ khi chúng vượt qua các tầng mây. Những hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ vì thế cần khoảng gần 2 phút đồng hồ trước khi đưa ra báo động.
Thêm khoảng 2 phút để Cơ quan chỉ huy lực lượng phòng không Bắc Mỹ (NORAD) đặt tại Colorado Springs đánh giá đây có phải báo động giả hay không. Nếu không, thì nó sẽ được thông báo tới điều phối viên khủng hoảng của Tổng thống Mỹ.
Người này, về phần mình, cần khoảng 2 phút để quyết định có gọi cho tổng thống hay không (hoặc, ví dụ, đánh thức tổng thống chẳng hạn). Trong lúc đó, quả tên lửa đầu tiên được phóng từ tàu ngầm của Nga đã bắn trúng lãnh thổ Mỹ.
Cần phải tìm tổng thống, thông báo và liên lạc với những cố vấn thân cận của ông. Giả dụ, từ lúc các quả tên lửa của kẻ thù được phóng lên cho tới lúc tìm được tổng thống phải mất 15 phút, thì cuối cùng tổng thống (Trump) chỉ còn 3 phút để quyết định phóng 400 quả tên lửa hạt nhân của Mỹ.
Chỉ vỏn vẹn 3 phút!