Các phụ huynh Á Đông thường thích thú với việc con được điểm cao trong các bài kiểm tra và coi đó như 1 thước đo sự thông minh, tài giỏi của đứa trẻ.
Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh không ít những đứa trẻ cá biệt, lực học trung bình vẫn có thể thành tài, thậm chí sự nghiệp rạng rỡ ít ai bì kịp.
Thật sự, điểm số và bằng cấp không phải là tất cả , miễn là đứa trẻ thể hiện được khả năng, đáp ứng được yêu cầu xã hội thì sẽ có cơ hội rộng mở.
Vậy nên, thay vì bắt con vùi đầu vào học để đạt điểm cao, cha mẹ nhất định phải dạy con thành thục 5 kỹ năng này:
1. Kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu
Lắng nghe không đơn thuần là việc chỉ giữ yên lặng và nghe thụ động mà nó đòi hỏi cần phải thấu hiểu những gì người khác đang nói.
Điều này cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng nên một cuộc giao tiếp lành mạnh. Và hơn hết, khi hiểu những gì người khác đang cảm thấy, sự đồng cảm ấy sẽ giúp con dễ dàng kết nối với người khác.
Trong xã hội hiện tại, khả năng hòa nhập và thích ứng cao đóng vai trò quyết định trong việc mở rộng mối quan hệ, tăng cơ hội nghề nghiệp.
2. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Một điều chắc chắn đó là cha mẹ quan tâm con cái thế nào cũng không thể ở bên cạnh 24/24. Và việc giúp con giải quyết tất cả mọi rắc rối trong cuộc sống là bất khả kháng.
Chính vì thế, điều đặc biệt quan trọng đó là cha mẹ phải giúp con tự lập, có kỹ năng giải quyết những vấn đề gặp phải.
Mỗi khi con gặp phải một chuyện gì đó, hãy yêu cầu con phân tích và nêu ra giải pháp. Đặt những câu hỏi như: "Con nghĩ con có thể làm gì?"; "Nếu con làm như thế bạn sẽ ra sao?";... Chẳng hạn khi con bị bạn bè bắt nạt, hãy là người dẫn dắt, giảng giải và hướng trẻ tới cách xử lý tốt nhất.
3. Kỹ năng làm chủ cảm xúc
Không phải tự dưng mà người xưa đã đúc kết rằng "Cả giận mất khôn", bởi thực tế đã chứng minh điều đó.
Trong những lúc nóng giận thường mọi người sẽ đưa ra những quyết định bốc đồng, thiếu suy nghĩ và có thể gây hậu quả về sau.
Nhất là với trẻ nhỏ, các bé thường hành động theo cảm tính bộc phát, cha mẹ càng cần rèn cho con kỹ năng làm chủ cảm xúc.
Phương pháp kiểm soát cơn nóng giận của trẻ khá hiệu quả đó chính là đánh lạc hướng bằng một hoạt động khác hấp dẫn hơn. Khi con lớn dần, cha mẹ hãy bắt đầu phân tích cho trẻ về ý nghĩa của việc cầm kiểm soát cơn giận dữ.
4. Biết quan tâm và giúp đỡ người khác
Ngoài năng lực và kỹ năng xã hội tốt, nhân cách giúp một đứa trẻ trở nên hoàn thiện hơn. Vì thế, ngay từ khi còn nhỏ, cha mẹ hãy giúp con hướng thiện, khuyến khích giúp đỡ người khác vừa theo sức của mình.
Hãy thử yêu cầu con những việc nhẹ nhàng như giúp em bé mặc đồ, đưa người cao tuổi qua đường... Đặc biệt, cha mẹ hãy chú ý khen ngợi con vì những hành động đó.