Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 hỏi Cư dân mạng là ai mà suốt ngày bức xúc, xôn xao, phát sốt...

BKMT |

Không biết đề thi hỏi về Cư dân mạng này có khiến Cư dân mạng phát sốt không nhỉ?

Lướt một vòng trên mạng xã hội hay các tờ báo, trang tin, không khó để bắt gặp cụm từ "cư dân mạng", đặc biệt cụm dân cư này còn được gắn với các từ như Phát sốt, gây choáng, bức xúc, lên án, ném đá, phẫn nộ... cùng hàng chục hành động, biểu cảm khác.

Vậy có bao giờ bạn tự hỏi, cư dân mạng là ai mà "nhạy cảm" thế, sao sự vụ gì cũng xuất hiện và bình phẩm.

Không phải chỉ hỏi cho vui nữa, mới đây, trong đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn của Tỉnh Ninh Bình đã hỏi rất rõ ràng về vấn đề này. Câu hỏi thi phần Nghị luận xã hội cụ thể như sau:

"Ngày nay, cư dân mạng đang trở thành một khái niệm khá phổ biến trên mạng xã hội. Trên một số tờ báo, mệnh đề "cư dân mạng bức xúc", "cư dân mạng xôn xao", "cư dân mạng phát sốt" được sử dụng rộng rãi, đôi khi là đại diện cho dư luận xã hội.

Theo anh chị, cư dân mạng có thật sự là cộng đồng chân chính hay không?"

Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 hỏi Cư dân mạng là ai mà suốt ngày bức xúc, xôn xao, phát sốt... - Ảnh 1.
Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 hỏi Cư dân mạng là ai mà suốt ngày bức xúc, xôn xao, phát sốt... - Ảnh 2.

Đề thi hỏi về "cư dân mạng" khiến "cư dân mạng" xôn xao. (Ảnh: Vtc news)

Đề thi đầy tính thời sự và độc đáo này đã tạo ra một cơn sốt bình luận trên mạng đến từ chính cộng đồng mạng.

Nhiều ý kiến đánh giá tính sáng tạo, mới mẻ của đề thi này. Việc phát triển như vũ bão của các mạng xã hội hiện nay tác động rất lớn đến hành động, tâm sinh lý của lứa tuổi học sinh nên việc đưa những vấn đề này vào đề thi là vô cùng cần thiết.

Theo gợi ý đáp mà của Sở GD&ĐT Ninh Bình mà Vtc news đăng tải thì: "Cư dân mạng" là một thực thể hay cá nhân tích cực tham gia vào cộng đồng mạng; hoặc là thành viên của mạng xã hội, thông qua các hình thức: giao lưu, trao đổi, liên lạc trực tuyến và các hình thức khác của mạng xã hội.

Mạng xã hội (Interrnet) là một thế giới thông tin rộng lớn, không hạn định; nhiều lợi ích, cạm bẫy.

Cư dân mạng là cộng đồng chân chính khi mỗi cá nhân nghiêm túc, tích cực, có bản lĩnh, có ý thức trách nhiệm khi tham gia các hoạt động trên Internet (đóng góp chia sẻ thông tin hữu ích, quan điểm đúng đắn) giúp xây dựng cộng đồng mạng lành mạnh, trí tuệ, góp phần vào sự phát triển xã hội.

Cư dân mạng không phải là cộng đồng chân chính khi con người lạm dụng sức công phá của mạng xã hội để lan truyền nhiều thông tin thiếu chính xác, không có giá trị với phát ngôn của bản thân; a dua, phản ứng, chia sẻ thông tin theo số đông...để lại nhiều hệ lụy.

Từ đó, thí sinh rút ra cho bản thân mình một bài học nhận thức và hành động phù hợp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại