Đề thi luật bằng thơ dí dỏm và "bá đạo" chưa từng thấy

Ngân Hà |

Đề thi môn Kĩ năng chung về tư vấn pháp luật của trường Đại học Luật Hà Nội sử dụng chất liệu thơ mềm mại, dí dỏm, đối lập so với các điều luật vốn khô khan, đã gây nên sự bất ngờ và hào hứng cho các sinh viên khi cầm tờ đề thi trên tay.

Ngày hôm qua, cư dân mạng truyền tay nhau một đề thi khá lạ của trường Đạihọc Luật Hà Nội. "Lạ" ở chỗ ngành Luật vốn được xem là một lĩnh vực luôn đòi hỏi sự nghiêm túc, cứng rắn, thậm chí có phần hơi "khô khan" khi nghiên cứu về các điều luật, bộ luật.

Thế nhưng, ở đề thi này, phần tình huống được nêu ra để dẫn dắt đến ba câu hỏi (10 điểm) lại là bài thơ kể một câu chuyện cười về "Vụ án cai sữa chết người".

Cụ thể, đề thi đưa ra một tình huống bằng thơ, sau đó có ba câu hỏi được đưa ra để sinh viên giải quyết sau khi đọc bài thơ này.

Đề thi được một số sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội xác nhận diễn ra vào ngày 30 tháng 5. Đây là đề thi hết học phần, môn Kĩ năng chung về tư vấn pháp luật dành cho các sinh viên đang theo học văn bằng hai của trung tâm Tư vấn pháp luật.

Đề thi luật bằng thơ dí dỏm và bá đạo chưa từng thấy - Ảnh 1.

 Đề thi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm

Một sinh viên tham gia thi học phần này chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên mình gặp phải một đề thi luật 'bá đạo' và dễ thương như thế này từtrước đến nay.

Thầy mình bảo sợ các em học luật khô khan nên phải ra đề bằng thơ cho mềm mại. Đề này do các thầy ở trung tâm Tư vấn pháp luật ra, lúc học thì tụi mình cũng được thầy cô dạy như bình thường thôi, đến bây giờ thi mới ra đề khác lạ như vậy.

Mình cảm thấy khá thú vị bởi đề thi rất hay, sáng tạo chứ không khô khan như những dạng bài tình huống thông thường trước đây của Đại học Luật".

Facebooker Duy Tuấn – một cư dân mạng vui tính đã làm bài thơ bình về đề thi "bá đạo" này:

"Cái đề thi thật lạ
Vì được làm bằng thơ
Kết cục thật bất ngờ
Thương cho anh hàng xóm
Chắc anh này bị móm
Răng rụng hết từ lâu
Chẳng nhai được cơm đâu
Nên bú nhờ đôi chút
Như mọi khi...vừa mút
Anh đã ngã lăn quay
Miệng lắp bắp câu này...
Lần sau...em...nhớ tắm!!"

Được biết, sau khi đọc đề thi, các sinh viên tham gia thi hết học phần môn Kĩ năng chung về tư vấn pháp luật đều vô cùng bất ngờ vì không lường trước được đề thi sẽ đưa ra tình huống bằng thơ và yêu cầu giải quyết.

Bạn Bình Nguyễn chia sẻ: "Khi giám thị phát đề xong, cả lớp đều lặng đi mấy phút vì quá bất ngờ và bị "tủ đè" vì không ngờ đề sẽ ra dạng này, mọi thứ không có trong tài liệu giảng dạy đã được học từ trước đến nay mà chúng mình phải tự suy luận.

Sau mấy phút ban đầu đó thì tất cả lại nhao nhao lên vì đề thi báđạo và hài hước này. Có bạn đọc đề khoái quá cười sằng sặc, cả lớp cứ đọc đi đọc lạithấy thú vị quá.

Thầy giám thị cũng có hỏi cả lớp xem có thắc mắc thì không, nhưng lúc đó đọc đềxong tụi mình thấy hơi khó hiểu nên không ai hỏi thêm gì hết và cả phòng ổn địnhtrật tự để bắt đầu làm bài"

Sau một vài phút bấtngờ ban đầu, các sinh viên tham gia thi đã dần đọc và hiểu yêu cầu của đề bàimột cách rõ ràng hơn.

Theo đó, về cơ bản thì cốt lõi các câu hỏi vẫn theo dạngđề thi truyền thống trước đây, chỉ khác nhau ở cách thức thể hiện phần tình huống được biến tấu cho khác lạ và thú vị, kích thích sự sáng tạo của người làmbài.

Một sinh viên đang học văn bằng hai tại trường chia sẻ: "Mình thấy đề này sáng tạo, đọc dễ hiểu, tuy đơn giản mà vẫn đầy đủ nộidung. Sở dĩ đề luật nhưng được ra bằng thơ là do các thầy cho rằng tình huốngluật thường khô khan, đọc đề khá khó hiểu nên đã cải biên vậy cho dễ đọc.

Thực ra do tụi mình học văn bằng hai, đều là những người đã đi làm lâu năm, mìnhcũng có 7,8 năm đi làm rồi, từng trải hơn các em sinh viên văn bằng một nên đọc đề như vậy cảm thấy khá thú vị và thâm thúy.

Chứ đối với các sinh viên mới 19,20 tuổi thì cá nhân mình nghĩ các em không phù hợp lắm với dạng đề này, đọc đề dễ bị ngại hay khó hiểu".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại