Để quên nồi áp suất trên bếp ga, người phụ nữ thấy cảnh tượng kinh hoàng khi về nhà: Tất cả đã biến dạng

Thùy Anh |

Khi sự việc xảy ra, trong nhà không có một ai!

Một người phụ nữ ở Trung Quốc đã may mắn thoát nạn sau khi để quên nồi áp suất ninh xương trên bếp khi ra khỏi nhà. Sự việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc đảm bảo an toàn khi dùng thiết bị gia dụng.

Vào khoảng 10 giờ sáng ngày 25/9, tại một khu chung cư ở tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, người dân xung quanh bất ngờ phát hiện mùi khét bốc ra từ căn hộ của chị Lý. Anh Lâm, một người hàng xóm, cho biết: "Lúc đó tôi đang ăn cơm thì ngửi thấy mùi khét, tìm đến nơi thì thấy đám khói bốc ra từ nhà chị Lý. Tôi gõ cửa mãi không ai ra nên vội vàng báo cảnh sát và gọi cho ban quản lý".

Nhận được tin báo, nhân viên ban quản lý tòa nhà đã nhanh chóng xác định vị trí và khóa van gas, đồng thời liên lạc với chủ nhà.

Khi lực lượng cứu hỏa có mặt, ban quản lý đã liên lạc được với chủ nhà. Hóa ra, chị Lý đã ra ngoài và quên mất nồi xương đang ninh trong nồi áp suất. Chiếc nồi đã ở trên bếp liên tục trong hai giờ, phần nắp nồi do không chịu được áp suất bên trong nên bị biến dạng. Vòng đệm cao su cũng bị rơi ra, cháy đen do nhiệt độ và áp suất cao. Phần xương bên trong nồi lúc này đã cháy thành than, xung quanh nồi là những mảnh vụn màu đen bắn ra. Rất may là sự việc được phát hiện và xử lý kịp thời, nếu không hậu quả sẽ rất khó lường.

Đối diện với lực lượng chức năng, chị Lý thừa nhận do vội đi quá nên quên mất nồi xương vẫn đang ninh. May mà mọi người đến kịp thời, nếu không cả căn bếp đã xảy ra cháy, nổ rồi.

 - Ảnh 1.

Hiện trường vụ việc. Ảnh: The Paper


Lưu ý khi sử dụng nồi áp suất

Nhà bếp là nơi tập trung nhiều thiết bị điện, gas, lửa, mọi người tuyệt đối không được chủ quan. Đặc biệt là nồi áp suất, nếu sử dụng không đúng cách rất dễ trở thành "quả bom" trong nhà bếp. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng nồi áp suất để đảm bảo an toàn.

1. Không nên đổ đầy thức ăn trong nồi quá giới hạn cho phép, thường là không vượt quá 2/3 dung tích của nồi. Lý tưởng nhất là chỉ nên đổ thức ăn chiếm khoảng 1/2 dung tích. Việc này giúp ngăn chặn rủi ro về việc áp suất trong nồi tăng lên dẫn đến nổ.

2. Trước khi đặt nắp nồi vào vị trí, cần kiểm tra cẩn thận lỗ thông hơi để đảm bảo không có vật cản nào. Nếu lỗ thông hơi bị chặn, luồng không khí bên trong không thể thoát ra, điều này có thể gây ra những tai nạn đáng tiếc.

3. Tránh sử dụng nồi áp suất để nấu những món như đậu, cháo, sườn, và súp rong biển vì chúng tạo ra bọt nhiều, có thể chặn lỗ thông hơi và lỗ thoát của van, từ đó tạo ra áp suất nguy hiểm.

4. Khi sử dụng lửa làm nguồn nhiệt, phải chắc chắn rằng tay cầm của nồi không bị nóng quá mức, và không cho trẻ em hoặc người lớn tuổi sử dụng nồi. Người nấu phải luôn có mặt trong quá trình chế biến để tránh việc bị bỏ quên như trường hợp ở trên.

5. Khi thực phẩm đã chín, đừng mở nắp nồi ngay, nếu mở nắp ngay sau khi tắt bếp sẽ dễ dẫn đến hiện tượng bùng hơi nóng gây bỏng cho người nấu, vì thế cần xả hơi thông qua van áp suất , cho nồi tản bớt hơi nóng mới mở nắp ra.
Đặc biệt, nếu dùng nước lạnh làm nguội nồi phải chú ý không để nước đổ vào van hay ống thoát hơi như vậy việc hạ nhiệt độ của nồi sẽ an toàn hơn.

 - Ảnh 2.

Hình minh họa. Ảnh: Internet

6. Không sử dụng nồi áp suất để chứa hoặc nấu các chất có tính axit mạnh, kiềm, muối hoặc các chất khác có khả năng ăn mòn cao.

7. Khi đã hoàn thành việc nấu, nồi áp suất cần được rửa sạch sẽ và lau khô cẩn thận. Đặc biệt, không để vòng đệm cao su của nồi trong môi trường dầu mỡ quá lâu và không úp nắp nồi vào thân nồi khi cất giữ.

8. Thời hạn sử dụng khuyến nghị cho nồi áp suất là không quá 8 năm kể từ ngày sản xuất. Đừng cố kéo dài thời gian sử dụng của nồi khi đã quá hạn, kể cả khi nồi còn trông tốt và chưa có dấu hiệu hỏng hóc rõ ràng.

Theo The Paper, Safehoo



Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại