Đế chế Mông Cổ và tầm ảnh hưởng đến 'Con đường tơ lụa'

Mai Nguyễn |

Đế chế Mông Cổ đã mở ra thời kỳ được gọi là 'Pax Mongolica', theo tiếng Latinh có nghĩa là 'Hòa bình của Mông Cổ', góp phần vào cả sự thịnh vượng và sụp đổ của 'Con đường Tơ lụa'.

Vào cuối thế kỷ 12, đội quân Mông Cổ đội lốt Thành Cát Tư Hãn đã xây dựng nên đế chế lớn nhất mà thế giới từng thấy. Người Mông Cổ đã sử dụng khả năng đáng kinh ngạc của mình trên lưng ngựa để nhanh chóng chiếm lấy những vùng đất rộng lớn.

Đế chế Mông Cổ và tầm ảnh hưởng đến Con đường tơ lụa - Ảnh 1.

Đội quân Mông Cổ. Ảnh: Amazon.

Đương nhiên, người Mông Cổ không ngại giết bất cứ ai cản trở con đường giành được chiến thắng của họ và thậm chí còn được cho là đã giết chết tất cả những con vật mà họ tìm được khi tiếp quản thành phố Merv, nơi ngày nay là Turkmenistan. Họ được biết đến với những người đàn ông có thân hình cường tráng và những người thợ thủ công điêu luyện lành nghề.

Đế chế Mông Cổ và tầm ảnh hưởng đến Con đường tơ lụa - Ảnh 2.

Sự hung hãn của đội quân Mông Cổ. Ảnh: Thoughtco.

Với những phương pháp nổi tiếng tàn bạo và hiệu quả trong việc chiếm lĩnh các vùng lãnh thổ, sự thành lập của Đế chế Mông Cổ đã mở ra một thời kỳ được gọi là ‘Pax Mongolica’, theo tiếng Latinh có nghĩa là ‘Hòa bình Mông Cổ’, theo National Geographic. Chính điều này khiến Con đường Tơ lụa - tuyến đường thương mại nhộn nhịp và quan trọng nhất ở khu vực Á – Âu, hầu như không bị cản trở, góp phần vào cả sự thịnh vượng và sụp đổ của tuyến đường này.

Sự hưng thịnh của đế chế Mông Cổ đã kiểm soát Con đường Tơ lụa

Trước khi đội quân Mông Cổ giành được quyền kiểm soát toàn bộ tuyến đường, Con đường Tơ lụa từng là một nơi rất nguy hiểm đối với du khách cũng như thương nhân. Theo National Geographic, nhiều bộ lạc khác nhau sinh sống dọc theo Con đường Tơ lụa trước đây thường xuyên chiến đấu với nhau và tấn công khách du lịch, làm gián đoạn giao thương.

Đế chế Mông Cổ và tầm ảnh hưởng đến Con đường tơ lụa - Ảnh 3.

Đội quân Mông Cổ đã từng là đội quân hùng mạnh nhất. Ảnh: History.

Khi đội quân Mông Cổ bảo vệ được toàn bộ tuyến đường vào năm 1227, không có bất cứ ai có thể thách thức họ, vì vậy mối đe dọa tiềm tàng đối với du khách đã không còn là vấn đề.

Sự bảo trợ này đã cho phép một lượng lớn hàng hóa giao thương đi lại giữa châu Âu và châu Á, bao gồm đồ trang sức, ngựa, bột súng và không có gì đáng ngạc nhiên, tơ lụa. Không chỉ hàng hóa được trao đổi mà những thương nhân như Marco Polo còn quay trở lại châu Âu với những câu chuyện về những gì họ đã gặp phải ở châu Á.

Đế chế Mông Cổ và tầm ảnh hưởng đến Con đường tơ lụa - Ảnh 5.

Con đường Tơ lụa nơi giao thương nhộn nhịp nhất thời bấy giờ. Ảnh: Grunge.

Lộ trình rõ ràng cũng cho phép Giáo hoàng Innocent IV cử đại diện đến gặp các nhà lãnh đạo Mông Cổ ở Karakorum, một thành phố cổ từng là thủ đô của Đế chế Mông Cổ vào thời điểm đó (theo Britannica). Người đại diện là Friar John Carpini, người đã gặp Khan mới để cố gắng bảo vệ châu Âu khỏi sự bành trướng về phía tây của đế chế Mông Cổ hùng mạnh sắp xảy ra.

Theo UNESCO, mặc dù điều này không thành công như họ mong đợi, do Carpini không mang đến một món quà thích hợp cho người cai trị Mông Cổ mới được chọn, ông đã trở về với thông tin dường như cho thấy rằng đế chế hùng mạnh này đang dần suy tàn.

Đế chế Mông Cổ và tầm ảnh hưởng đến Con đường tơ lụa - Ảnh 7.

Sự trải dài của Con đường Tơ lụa. Ảnh: Grunge.

Mặt trái của Con đường Tơ lụa do Mông Cổ kiểm soát

Trong khi sự kiểm soát của Mông Cổ đối với Con đường Tơ lụa đã dẫn đến một số thời kỳ thịnh vượng cho những con người sống ở hai đầu của con đường thương mại huyền thoại.

Chính kết quả đó đã trở thành một trong những yếu tố chính dẫn đến không chỉ sự sụp đổ của Đế chế Mông Cổ mà còn là một trong những thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nhân loại. Theo National Geographic, sự vận hành trơn tru của Con đường Tơ lụa đã giúp lây lan trận đại dịch hạch lịch sử.

Đế chế Mông Cổ và tầm ảnh hưởng đến Con đường tơ lụa - Ảnh 9.

Con đường Tơ lụa từng là nơi giao thương nhộn nhịp nhất thế giới. Ảnh: Grunge.

Vào thế kỷ 14, sau khoảng 150 năm cai trị của Đế chế Mông Cổ, trận đại dịch hạch, hay còn được biết đến với cái tên ‘Cái chết Đen’, đã càn quét qua thế giới. Người ta tin rằng bệnh dịch hạch bắt đầu từ một nơi nào đó ở Trung Á và nhờ có tuyến đường giao thông thường xuyên đi qua Con đường Tơ lụa, đại dịch đã tràn đến châu Âu và cướp đi một phần lớn dân số - bằng một nửa châu lục.

Đế chế Mông Cổ và tầm ảnh hưởng đến Con đường tơ lụa - Ảnh 10.

Thầy thuốc trong trận đại dịch ‘Cái chết Đen’. Ảnh: Grunge.

Các nhà nghiên cứu giờ đây tin rằng sau sự bùng phát ban đầu của Cái chết Đen, một dòng virus đột biến của cùng một loại virus đã bắt đầu quay trở lại phía đông. 

Điều này được xác định bằng cách xem xét các nạn nhân ở London, Barcelona và thành phố Bolgar của Nga, và người ta cho rằng chính chủng vi khuẩn này có thể là nguyên nhân gây ra trận dịch hạch bùng phát khắp châu Á trong 200 năm qua. Đây thậm chí có thể là nguyên nhân cho đợt bùng phát dịch hiện đại xảy ra ở Madagascar vào năm 2015.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại